Hà Nội

Stress trước khi nhiễm SARS-CoV-2 có thể gây tăng nguy cơ COVID-19 kéo dài

11-09-2022 06:15 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Một nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí JAMA Psychiatry đã cho thấy bị stress tâm lý trước khi nhiễm SARS-CoV-2 có thể gây tăng nguy cơ bị tình trạng COVID-19 kéo dài.

Trong khi các nhà khoa học trên khắp thế giới đang tìm hiểu lý do vì sao COVID-19 kéo dài lại xuất hiện ở một số người, trong khi nhiều người khác không bị, một nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí JAMA Psychiatry đã cho thấy bị stress tâm lý trước khi nhiễm SARS-CoV-2 có thể gây tăng nguy cơ bị tình trạng COVID-19 kéo dài.

Stress tâm lý có liên quan tới tăng nguy cơ bị COVID-19 kéo dài

Theo các nhà nghiên cứu tại Trường đại học Y tế công cộng Harvard T.H. Chan (Mỹ), họ đã khá ngạc nhiên khi nhận thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa COVID-19 kéo dài và trầm cảm, lo âu, cảm thấy stress và cô đơn.

Tác giả nghiên cứu Andrea Roberts, chuyên gia cao cấp thuộc Khoa sức khỏe môi trường của Trường đại học Y tế công cộng Harvard T.H. Chan cho biết: "Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy những người bị trầm cảm có thể bị các dạng rối loạn điều hòa miễn dịch, như tình trạng viêm trong máu. Hệ thống miễn dịch cơ thể sẽ có thể giảm khả năng chống chọi với tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus khi bệnh nhân bị tress hoặc trầm cảm".

Để nghiên cứu tác động của sức khỏe tâm thần đối với tình trạng nhiễm COVID-19, các nhà nghiên cứu đã xem xét 55.000 người vào thời điểm tháng 4/2020 (giai đoạn đại dịch đang bùng phát) và đánh giá mức độ rối loạn tâm lý của họ. Qua phân tích, có khoảng 3.000 người đã bị mắc COVID-19 trong năm sau đó. Sau đó nhóm nghiên cứu đã tiến hành so sánh giữa những người bị và không bị tình trạng COVID-19 kéo dài.

Kết quả cho thấy, stress tâm lý có liên quan đến tăng 32-46% nguy cơ bị COVID-19 kéo dài và tăng 15-51% nguy cơ suy giảm chất lượng cuộc sống.

Stress trước khi nhiễm SARS-CoV-2 có thể gây tăng nguy cơ COVID-19 kéo dài - Ảnh 2.

Stress tâm lý có nguy cơ cao bị COVID-19 kéo dài. Ảnh minh hoạ

Ý kiến của chuyên gia

Theo các chuyên gia, có một số giả thuyết về căn nguyên gây ra COVID-19 kéo dài, đó là hệ thống miễn dịch không loại bỏ được virus giống như ở những người không bị COVID-19 kéo dài, hoặc các mảnh virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể và tiếp tục kích hoạt hệ thống miễn dịch.

Theo nhóm nghiên cứu: "Cần đặc biệt lưu ý đến những trường hợp COVID-19 có các triệu chứng gây suy giảm sức khỏe đáng kể. Mất khứu giác hoặc ho nhẹ có thể không khiến cơ thể suy nhược, nhưng nếu bệnh nhân mệt mỏi đến mức không thể làm việc được, thì đó là một tình trạng cần quan tâm".

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính có khoảng 20% người Mỹ trưởng thành bị tình trạng COVID-19 kéo dài.

Tiến sĩ Amesh Adalja, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm an ninh y tế Johns Hopkins ở Baltimore (Mỹ), cho biết kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu trước đây cho thấy rối loạn lo âu lan tỏa là một yếu tố nguy cơ liên quan tới tình trạng COVID-19 kéo dài.

Các chuyên gia cho rằng: "COVID-19 kéo dài có xu hướng phổ biến hơn ở người lớn tuổi, phụ nữ và những người có bệnh nền, bao gồm cả các vấn đề về tâm thần. Tuy nhiên, COVID-19 kéo dài dường như ít gặp hơn ở những người đã được tiêm chủng phòng COVID-19".

"Những câu hỏi lớn và chưa được hiểu rõ ràng, đó là điều gì đang thực sự diễn ra trong cơ thể của những người bị tình trạng COVID-19 kéo dài, căn nguyên gây ra những triệu chứng dai dẳng và mối liên quan với tình trạng mắc COVID-19 trước đây. Do vậy cần tiến hành nghiên cứu thêm để lý giải những điều đó" - các chuyên gia nhấn mạnh.

Mối liên hệ giữa hội chứng COVID kéo dài và viêm cơ não tủyMối liên hệ giữa hội chứng COVID kéo dài và viêm cơ não tủy

Theo ước tính của các chuyên gia, khoảng 10-50% số người mắc COVID-19 có thể mắc phải hội chứng COVID kéo dài, trong đó gần một nửa có đủ các triệu chứng mắc viêm cơ não tủy.

Mời xem video nhiều người quan tâm:

Loại bỏ stress ngay nếu không muốn làn da hư hại


BS. Mẫn Thu
Ý kiến của bạn