Stress – “sát thủ” gây lãnh cảm ở nam giới trẻ

07-12-2015 08:00 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Nhiều nam giới có biểu hiện “bỗng dưng thấy chán” trong đời sống chăn gối mà không hiểu vì sao. Stress, áp lực cuộc sống đang ngày càng nổi lên là yếu tố “gây hại” lớn đến đời sống sinh lý phái mạnh.

ThS-BS Mai Bá Tiến Dũng

“Mất lửa” vì stress

Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về tác động của stress đối với ham muốn tình dục có thể gây bất ngờ lớn với nam giới. Tổ chức Dịch vụ y tế quốc gia Anh khuyến cáo, với nam giới 35 - 50 tuổi, stress là nguyên nhân chính gây giảm ham muốn tình dục và rối loạn cương dương.

Theo đó, stress kéo dài khiến sức khỏe toàn thân nam giới suy giảm, gây mất ngủ, mệt mỏi, uể oải, cảm xúc và ham muốn tuột dốc, đồng thời độ nhạy cảm và khả năng cương cứng của dương vật cũng kém hẳn.

Y văn thế giới cập nhật, tỷ lệ nam giới từ 30 - 40 tuổi bị lãnh cảm có thể lên đến 36%. Những quý ông này chỉ có nhu cầu tình dục một lần trong tháng hoặc thậm chí ít hơn. Nhiều người lo lắng bạn đời không được thỏa mãn nên áp lực càng kéo dài và gia tăng, khiến ham muốn tình dục tiêu tan.

Tấn công cả Testosterone

Ở nam giới, quá trình sinh hoạt tình dục chịu sự chi phối của hệ thống mạch máu, thần kinh và hormone, trong đó quan trọng nhất là Testosterone. Ham muốn tình dục bắt đầu bằng việc Testosterone kích thích thần kinh giải phóng nitric oxit làm giãn cơ ở dương vật, tăng lưu lượng máu cần thiết cho sự cương cứng.

Công thức Platinum (có trong Sâm ALIPAS Platinum) giúp tăng sản sinh Testosterone nội sinh mạnh mẽ, qua đó cải thiện ham muốn tình dục cho nam giới

Tuy nhiên, stress ảnh hưởng tiêu cực đến cả nồng độ Testosterone. Nghiên cứu công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy, stress khiến nam giới mất ngủ và nếu mất ngủ kéo dài một tuần thì có thể khiến Testosterone sụt giảm 15%. Một nghiên cứu khác chỉ rõ, những người đàn ông ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm trong hơn một tuần sẽ có mức Testosterone giảm đáng kể, chỉ bằng lượng Testosterone ở một người già hơn 15 tuổi.

Khi bị stress, cơ thể sẽ giải phóng nhiều hormone ức chế cortisol và adrenalin. Có một mối quan hệ nghịch giữa Testosterone và hai hormone này, đó là: nếu cortisol và adrenalin tăng thì Testosterone sẽ giảm, và ngược lại... Điều này càng đẩy nhanh sự thiếu hụt Testosterone, khiến nam giới giảm ham muốn, không còn khao khát tình dục.

Vực dậy lửa “yêu” từ gốc cho nam giới

Tâm lý phái mạnh thường tự tìm cách khắc phục tình trạng “mất lửa” của mình, điển hình là sử dụng các sản phẩm cường dương cấp tốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ, hậu quả gây tiền mất tật mang, thậm chí có thể bị liệt dương, hoại tử “cậu bé”...

Có nhiều cách an toàn và hiệu quả để nam giới tránh stress, giữ vững ham muốn cũng như phong độ lâu dài. Đó là, cần chuẩn bị tốt về sức khỏe, tâm lý, dành thời gian cho vận động, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, ăn uống đầy đủ… Đặc biệt, để phục hồi lượng Testosterone trong cơ thể từ đó giúp tăng ham muốn, tránh bị rối loạn cương dương…, phát hiện mới tác động từ Luteinizing hormone (LH) của các nhà khoa học Mỹ có thể mang lại lợi ích cho giới mày râu.

Luteinizing là hormone do tuyến yên tiết ra, có vai trò làm khởi phát và điều tiết quá trình sinh tổng hợp Testosterone tại tế bào Leydig ở tinh hoàn.

Nhờ những tiến bộ trong khoa học và công nghệ bào chế, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra công thức Platinum - kết hợp tinh chất quý thiên nhiên từ Eurycoma Longifolia và các thảo dược đặc hiệu dành cho nam giới - có tác dụng thúc đẩy sản sinh Luteinizing tại tuyến yên, đồng thời tác động trúng đích vào tế bào Leydig, kích hoạt sản sinh Testosterone nội sinh một cách mạnh mẽ. Cơ chế này đảm bảo quá trình sinh tổng hợp Testosterone được diễn ra liên tục, bền vững, đúng - đủ nhu cầu cơ thể nam giới.

Một đời sống hôn nhân không có tình dục là nỗi ám ảnh lớn với không chỉ phái mạnh mà cả người bạn đời. Do đó, để điều trị lãnh cảm đòi hỏi nam giới phải đầu tư thời gian, điều chỉnh hành vi, tâm lý và hỗ trợ cơ thể điều chỉnh tăng nồng độ Testosterone nội sinh.

“Luteinizing là hormone do tuyến yên tiết ra, có vai trò làm khởi phát và điều tiết quá trình sinh tổng hợp Testosterone tại tế bào Leydig ở tinh hoàn.”


ThS-BS Mai Bá Tiến Dũng
Ý kiến của bạn