Hà Nội

Stress - Nhận biết đúng và Kiểm soát tốt từ hiểu triệu chứng cơ thể hóa

30-08-2018 17:00 | Đời sống
google news

SKĐS - Ai cũng có lúc gặp khó khăn khi phải giải quyết một vấn đề hoặc một tình huống xã hội trong cuộc sống. Vấn đề là làm sao có thể kiểm soát chính bản thân mình một cách hoàn hảo, kiểm soát bộc lộ các triệu chứng sợ hãi, buồn nản, bệnh lý tâm thể ( nguyên nhân gốc rễ của bệnh là do trạng thái tâm lý) gọi là lo âu, trầm cảm nhẹ hoặc rối loạn stress sau sang chấn.

Những dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến stress

Thông thường thì không ai than phiền về stress một cách trực tiếp. Họ phàn nàn nhiều hơn về những triệu chứng cơ thể khác nhau. Vì stress, họ có thể mắc các chứng bệnh tâm thể như hen suyễn, loét dạ dày, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hoá do đại tràng. Người đang có stress có thể có bất kỳ biểu hiện nào trong số triệu chứng sau:


Về tâm trí

- Lo âu, hay sợ hãi và dễ nổi cáu

- Cảm xúc thay đổi nhanh chóng

- Giảm khả năng tập trung chú ý

Về cơ thể

- Mệt mỏi

- Đau đầu

- Cảm giác căng thẳng cơ bắp

- Ăn kém ngon miệng

- Cảm giác đau không có nguyên nhân (đau lưng, đau mỏi vai gáy…)

- Rối loạn kinh nguyệt

- Tim đập nhanh, Thở gấp

- Đổ mồ hôi và đổ mồ hôi tay

- Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và tiêu chảy.

Về hành vi

- Ngủ kém hoặc bồn chồn khó thư giãn

- Lạm dụng chất gây nghiện bao gồm cả nghiện rượu

- Khó tập trung chú ý vào một công việc nào đó

- Phản ứng quá mức/ khó kiềm chế bản thân

Về mối quan hệ với người khác

- Hay có cãi cọ và bất đồng

- Phụ thuộc quá nhiều vào người khác

- Hoài nghi

Căng thẳng gây ra những thay đổi trong cơ thể bạn. Nó cũng ảnh hưởng đến những cảm xúc của bạn.

Ảnh hưởng của stress đến cơ thể như thế nào

Stress có thể ảnh hưởng đến bạn ở cả hai hình thức: ngay tức khắc (stress cấp tính) và theo thời gian (stress mạn tính)

-   Stress cấp tính (ngắn hạn) là sự phản ứng lại trong chốc lát của cơ thể đến bất kỳ trạng thái nào mà có vẻ như cực kỳ khắt khe và nguy hiểm. Mức độ stress của bạn còn phụ thuộc vào stress dữ dội như thế nào, lần cuối cùng trong bao lâu và bạn đối phó với tình trạng đó ra sao. Hầu như qua một thời gian, cơ thể bạn nhanh chóng được hồi phục do stress cấp tính. Nhưng căng thẳng có thể gây ra nhiều vấn đề nếu nó xảy ra quá thường xuyên hoặc nếu cơ thể bạn không có khả năng để hồi phục. Với những người có vấn đề về tim, stress cấp tính có thể gây ra sự bất thường ở nhịp đập của tim (chứng loạn nhịp tim) hay thậm chí suy tim.

-   Stress mạn tính (dài hạn) gây ra bởi tình trạng căng thẳng hoặc các sự kiện kéo dài trong một thời gian dài. Điều này có thể bao gồm: có một công việc khó khăn hay đối phó với các dấu hiệu của bệnh mạn tính. Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe trước đó, thì stress có thể làm nó tồi tệ hơn.

Về lâu dài, stress có thể ảnh hưởng đến cơ thể bạn như:

-    Hệ thống miễn dịch: Stress kéo dài có thể làm cho bạn mắc bệnh nhiều hơn thông thường. Và nếu bạn mắc bệnh mạn tính như AIDS, stress có thể làm cho tình hình xấu đi.

-    Tim: Stress có liên quan đến bệnh tăng huyết áp, nhịp tim không bình thường (rối loạn nhịp tim), máu bị vón cục và bệnh xơ cứng động mạch (chứng xơ vữa động mạch). Nó cũng liên quan đến bệnh động mạch vành, đau tim và suy tim.

-    Cơ: Ảnh hưởng kéo dài của stress có thể dẫn đến các bệnh về cổ, vai và đau lưng dưới. Stress có thể làm bệnh thấp khớp nặng hơn.

-    Dạ dày: Nếu bạn có các vấn đề về dạ dày, như bệnh trào ngược dạ dày (ợ nóng), bệnh viêm loét dạ dày, chứng ruột bị kích thích, stress có thể làm cho triệu chứng xấu đi.

-    Cơ quan sinh sản: stress dẫn đến khả năng sinh sản thấp, những vấn đề về cương dương ở đàn ông, những vấn đề trong thời gian mang thai của phụ nữ và rối loạn kinh nguyệt.

-    Phổi: Stress có thể làm xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm phổi và bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính ngày càng tệ hơn.

-    Da: Gặp các vấn đề về da như mụ trứng cá và bệnh vẩy nến do stress gây ra

Một phản ứng mạnh do stress gây ra là suy tim. Suy tim một cách đột ngột, cực kỳ đáng sợ hay lo lắng rằng có thể làm cho bạn có cảm giác thở gấp, chóng mặt, tim đập nhanh. Những người mắc bệnh đau tim có thể cảm thấy vượt quá sự kiểm soát về nó, giống như họ đang có 1 cơn tấn công mạnh đến tim và có vẻ sắp chết. Những sự tấn công kinh hoàng có thể xảy ra với nguyên nhân không rõ ràng, nhưng chúng có thể bị gây ra do cuộc sống quá áp lực và căng thẳng kéo dài.

Giải pháp nào cho chúng ta?

Hãy cùng theo dõi buổi tư vấn trực tuyến để được chuyên gia giải đáp và tư vấn kỹ hơn về vấn đề này:

-          ỨNG PHÓ VỚI STRESS TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI”

-          GIÚP CHỊ EM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI TÂM LÝ TUỔI TRUNG NIÊN


Ý kiến của bạn