Nhà vật lý nổi tiếng thế giới Stephen Hawking dự định gia nhập cùng một danh sách những khách hàng hớn hở trên chuyến bay Virgin Galatic. Trong cuộc phỏng vấn trên chương trình Chào buổi sáng Anh quốc, nhà nghiên cứu vũ trụ này cho biết ông đã mong muốn được thám hiểm vũ trụ kể từ khi trải nghiệm chuyến bay không trọng lượng trên một chiếc máy bay Boeing 727-200 (được gọi là G-FORCE ONE) mô phỏng tình trạng trọng lượng bằng 0 vào năm 2007.
Stephen Hawking
Nguyện vọng của ông đã được chiếc máy biến suy nghĩ thành tiếng nói phát ra. Dù không thể nói được do chiếc máy teo cơ và phải nhờ đến sự trợ giúp của một chiếc máy biến suy nghĩ thành lời nói, nhưng Stephen Hawking đã là tác giả của nhiều lý thuyết vật lý và vũ trụ học nổi tiếng thế giới. "Tham vọng của tôi là bay vào vũ trụ", Stephen Hawing nói qua giọng nói được máy tính hóa từ chiếc xe lăn của ông, "Tôi nghĩ rằng không ai sẽ đưa tôi vào vũ trụ, ngoại trừ người sáng lập Virgin, Richard Branson đã mời tôi một chỗ trên tàu vũ trụ Virgin Galactic".
Virgin Galactic đã bay và đưa du khách vào không gian từ hơn 1 thập kỷ trước, trên SpaceShipTwo. Tàu vũ trụ SpaceShipTwo được nhấc lên bệ phóng WhiteKightTwo và sau đó được tên lửa đẩy vào không gian quỹ đạo trái đất, cho phép du khách trải nghiệm 5 phút không trọng lượng trước khi quay trở lại trái đất.
Những khó khăn về kỹ thuật và chuyến bay thử nghiệm tử thần vào tháng 10/2014 đã đẩy ngày khởi hành chuyến bay đầu tiên cho du khách trên tàu vũ trụ Virgin Galactic vô thời hạn. Virgin thử nghiệm lại các chuyến bay vào năm 2016 và hiện đang có danh sách 700 hành khách đang chờ đợi cơ hội trải nghiệm trong vũ trụ. Một tấm vé như vậy trị giá 250 nghìn USD.
Stephen Hawking mắc chứng teo cơ xơ cứng cột bên (được gọi là chứng ALS hay bệnh Lou Gehrig làm chết các neuron điều khiển cơ). Ông được chẩn đoán bệnh vào năm 1963 và ban đầu được chẩn đoán là chỉ có thể sống thêm được 2 năm nữa. Tuy nhiên, cho đến tận 4 thập kỷ sau, ông vẫn là một nhà vật lý học năng động. Vào năm 2016, Peter Diamandis, người đồng sáng lập tập đoàn Zero Gravity đã tả lại những khó khăn bay mà Hawking trải qua vào chuyến bay năm 2007. Vào lần bay 2007, người ta đã phải lập sẵn một phòng cấp cứu trên con tàu G-Force One, đi theo Giáo sư Hawking có 4 thầy thuốc và 2 y tá theo chăm sóc ông từ kiểm soát nhịp tim, hô hấp, huyết áp,… và đợt đó ông đã trải qua chuyến bay không trọng lượng thành công.
"Trên cơ sở chuyến bay thành công mà Hawking đã trải qua, điều đó chỉ ra rằng kể cả người tàn tật cũng có thể bay an toàn trong môi trường không trọng lượng (Zero G), tôi rất tự hào rằng kế tiếp chúng tôi sẽ có những cơ hội tuyệt vời để đưa những em thiếu niên trên xe lăn lên môi trường không trọng lượng", Diamandis nói. "Những đứa trẻ chưa từng tự bước đi một ngày nào trong đời cũng có thể bay cao như những siêu nhân trên những chuyến bay vào vũ trụ".