Sốt xuất huyết tại Quảng Bình đã vượt mốc 5.000 người mắc

19-10-2022 14:36 | Y tế
google news

SKĐS - Ngày 19/10, tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) của tỉnh này đã vượt mốc 5.000.

Theo đó, tính đến sáng 19/10, trên tất cả 8 huyện, thị, thành phố của tỉnh Quảng Bình đã phát hiện 5.072 trường hợp mắc sốt xuất huyết.

Các ca mắc tập trung chủ yếu ở các huyện Lệ Thủy (1.368 ca), Bố Trạch (1.046 ca), Quảng Ninh (785 ca) và TP. Đồng Hới (630 ca).

Số ca sốt xuất huyết tại Quảng Bình đã vượt mốc 5. 000 - Ảnh 1.

Ngành Y tế Quảng Bình đã thực hiện nhiều biện pháp chủ động nhằm phòng, chốg dịch sốt xuất huyết.

Số ca mắc sốt xuất huyết tại tỉnh này hiện nay được nhận định là tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2021.

BS. Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc CDC Quảng Bình cho biết, diễn biến của dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn chưa có dấu hiệu chững lại. Trung bình mỗi ngày tỉnh này ghi nhận thêm khoảng 100 ca mắc mới. Với tình hình thời tiết cực đoan như hiện nay, dự báo trong thời gian tới số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục có chiều hướng gia tăng.

"Những triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết Dengue khá tương đồng với một số bệnh như cúm hoặc COVID-19 nên rất dễ bị bỏ sót. Khi có dấu hiệu bị sốt, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không nên tự ý điều trị tại nhà để tránh nguy cơ bệnh trở nặng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng", BS Đỗ Quốc Tiệp khuyến cáo.

BS Tiệp cũng cho biết thêm, bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng và phòng muỗi đốt.

Được biết, trong thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Quảng Bình cùng với các địa phương đã nỗ lực rất lớn trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Đặc biệt là tại các vùng trọng điểm và vùng đang xảy ra ổ dịch của các huyện, thị xã, thành phố.

Các đơn vị y tế đã tập trung phun hóa chất diệt muỗi chủ động và xử lý các ổ dịch; phối hợp với các đoàn thể địa phương triển khai vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng, hạn chế không cho muỗi gây bệnh sốt xuất huyết sinh trưởng và phát triển. Cùng với đó, các bệnh viện tuyến huyện tổ chức thu dung, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết kịp thời.

Nhiều người sốt xuất huyết giảm tiểu cầu nghiêm trọng, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu cảnh báo sớmNhiều người sốt xuất huyết giảm tiểu cầu nghiêm trọng, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu cảnh báo sớm

SKĐS - Sốt xuất huyết giảm tiều cầu nếu không điều trị kịp thời khiến bệnh nhân rơi vào nguy kịch. Đặc biệt những ngày gần đây đã ghi nhận trường hợp giảm tiểu cầu về 0 G/L, 5 G/L là mức rất nghiêm trọng, hi hữu xảy ra. Dấu hiệu nào để phát hiện sớm được tình trạng này?


Hùng Trần
Ý kiến của bạn