Sốt xuất huyết - Sốt Virus, cách phân biệt chi tiết và hướng xử trí kịp thời

20-09-2018 10:00 | Đời sống
google news

SKĐS - Sốt xuất huyết và sốt virus hiện đang vào mùa nhưng nhiều người chưa hoặc không biết cách phân biệt và tự ý điều trị để lại hậu quả rất nặng nề. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết nhận biết và xử trí kịp thời.

Sốt cũng thường xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với sự nhiễm khuẩn như virus cảm cúm hoặc cảm lạnh, vi khuẩn viêm họng, viêm gây ra do tổn thương mô hoặc bệnh tật (ảnh minh họa)

Dấu hiệu Sốt virus

Có nhiều căn nguyên virus gây ra sốt virus rất đa dạng vì có tới hàng ngàn loại virus khác nhau. Một người bị nhiễm lần đầu với 1 thể virus nào đó, thường bệnh sẽ diễn b họ bị nhiễm các lần sau bởi bất kỳ thể virus nào còn lại thì cơ thể sẽ phản ứng iến khá nhẹ: Người bệnh sốt, đau đầu, đau mỏi người, mệt mỏi vài ngày rồi tự hết. Nhưng nếu mãnh liệt hơn.

Dấu hiệu sốt virus ở trẻ nhỏ:

Thường là sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, đi kèm 1 số dấu hiệu khác như:

-          Đau cơ bắp: Khi sốt virus, một số trẻ bị đau nhức khắp mình mẩy, cơ bắp; ở trẻ nhỏ thì hay quấy khóc, đau đầu; tuy nhiên, một số trường hợp bé bị đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, chơi nghịch được.

-          Nổi ban: trẻ thường bị sau 2 - 3 ngày bị sốt (khi xuất hiện ban thì bé đỡ sốt hơn).

-          Dấu hiệu khác như trẻ bị chảy nước mắt, kết mạc mắt có thể đỏ, có dỉ mắt,... khiến khi nhìn mọi vật bị mờ đi.

-          Một số trẻ nhỏ bị sốt cao còn lên cơn co giật liên hồi kèm tình trạng khó thở.

Dấu hiệu sốt virus ở người lớn

-          Mệt mỏi: Đây là một trong những triệu chứng đặc hiệu nhất của sốt virus ở người lớn.

-          Đau người: Do mệt mỏi và tăng thân nhiệt, những người bị sốt vi-rút bắt đầu bị đau người, đặc biệt là đau các cơ.

-          Sốt: Đây là một trong những triệu chứng nổi bật nhất của sốt virus ở người lớn. Khi nhiệt độ tăng cao là tình trạng nhiễm trùng nặng. Có khả năng sốt lên tới 40 độ C.

-          Ho và chảy nước mũi: Vì nhiễm trùng gây ra cảm giác run lạnh, bệnh nhân bị ho và chảy nước mũi.

-          Nghẹt mũi: Đây là tình trạng đi kèm sau ho và sổ mũi, gây khó thở.

-          Nhức đầu: Đây là ảnh hưởng đến sau sốt và đau cơ thể.

-          Phát ban da: Vì sốt virus gây ra bởi virus, tình trạng phát ban da sẽ khá phổ biến.

Xử trí sốt do virus

Các bệnh do virus gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt virus ở trẻ em cũng vậy. Do đó, các biện pháp thường áp dụng là:

Hạ sốt: Thường dùng paracetamol liều 10 -15mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4-6 giờ/lần.

Chườm mát: Lau mình bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.

Chống co giật: Nếu cơ thể sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là những người có tiền sử co giật khi sốt cao thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ.

Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.

Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Dinh dưỡng: Ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng

Sốt virus dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng; lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Dấu hiệu Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết thường diễn biến qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn sốt cao, thường trong 3 ngày đầu:. bệnh nhân sốt cao liên tục, đau đầu, nhức vùng hốc mắt, đau mỏi các cơ khớp, đau tức thắt lưng. Các dấu hiệu này cũng giống như biểu hiện khi nhiễm nhiều loại virus khác nên chỉ có thể phân biệt nhờ xét nghiệm.

Giai đoạn diễn biến nặng, thường từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 của bệnh. Bệnh nhân lui sốt dần nhưng lại có thể xuất hiện các biến chứng nặng:

** Biến chứng tăng tính thấm thành mạch, gây thoát dịch khỏi mạch máu, làm máu trong lòng mạch cô đặc lại. Nếu không được bù dịch kíp thời sẽ làm  thiếu thể tích trong lòng mạch, gây tụt huyết áp và sốc. Những trường hợp sốc nếu không được xử trí kịp thời có thể tử vong trong vòng một vài giờ.

** Biến chứng hạ tiểu cầu trong máu. Nếu nặng có thể gây các chảy máu bất thường như Xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, hoặc các xuất huyết nội tạng nguy hiểm như: Chảy máu tiêu hóa, xuất huyết não, xuất huyết trong ổ bụng hay băng kinh và có thể dẫn đến tử vong nếu không được truyền tiểu cầu, cầm máu kịp thời.

** Ngoài hai biến chứng thường gặp trên, người bệnh có thể có các biến chứng hiếm gặp hơn như: Viêm não, viêm cơ tim, hạ bach cầu máu và giảm miễn dịch gây bội nhiễm vi khuẩn , vv...

Giai đoạn hồi phục: Thường sau giai đoạn thoát dịch 24-48h: bệnh nhân hết sốt, phần dịch thoát ra khỏi lòng mạch lại tái hấp thu lại làm gia tăng lượng dịch trong lòng mạch. Giai đoạn này cần hạn chế truyề dịch để tránh nguy cơ quá tải dịch.

Như vậy, với sốt xuất huyết, trong giai đoạn sốt cao, chỉ có thể phân biệt với các sốt virus khác nhờ xét nghiệm sớm. Còn sang các giai đoạn sau thì phân biệt nhờ xét nghiệm và diễn biến bệnh.

Điều đáng lưu ý là với sốt virus thông thường, khi lui sốt là bệnh đã lui.

Còn với sốt xuất huyết thì khi lui sốt là bắt đầu bước vào giai đoạn biến chứng nguy hiểm, cần phải đến cơ sở y tế để khám, làm xét nghiệm hàng ngày để phát hiện sớm những biến chứng này để xử trí kịp thời.

Nếu bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách:

-   Nằm nghỉ ngơi.

- Cho uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt. Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa.

- Dùng thuốc hạ sốt (uống paracetamol hoặc đặt viên hạ sốt vào hậu môn, không dùng aspirin để hạ sốt), chườm mát.

- Theo dõi liên tục, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến bệnh viện.

Người bệnh cũng cần lưu ý, khi xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo sau phải đến cơ sở y tế ngay: Sau 3-4 ngày vẫn sốt cao liên tục, Mệt lả, Nôn, buồn nôn nhiều, Vật vã hoặc li bì, Đau bụng nhiều, đau tức vùng gan, Tiểu ít, Có các chảy máu bất thường: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, kinh nguyệt bất thường, nôn ra máu hay đi ngoài phân đen...

Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.

Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

Số GPQC: 0756/14/QLD_TT

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Ý kiến của bạn