Để chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành duy trì công tác giám sát dịch bệnh; thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết; chăm sóc và điều trị tích cực cho bệnh nhân mắc dịch bệnh.
Từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã tổ chức 856 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết. Đã có 2.210.450/2.323.133 lượt hộ gia đình được kiểm tra, tuyên truyền hướng dẫn diệt bọ gậy (đạt 95,1%); 14.388/ 15.091 khu vực khác được kiểm tra (đạt 95,3%). Kiểm tra 3.977.627 dụng cụ chứa nước trong các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị, trường học, công trường... trong đó phát hiện được 190.148 dụng cụ chứa nước có bọ gậy và đã xử lý loại trừ ổ bọ gậy được 176.626 dụng cụ (đạt 92,9%). Chiến dịch đã huy động 85.449 lượt người tham gia, trong đó: 10.161 lượt cán bộ y tế; 23.246 lượt cộng tác viên, 44.178 lực lượng khác tại cộng đồng.
Diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy là một trong những biện pháp hữu hiệu phòng bệnh SXH.
Nhận định về tình hình số ca mắc bệnh có chiều hướng ngày càng gia tăng, các chuyên gia y tế cho rằng nguyên nhân một phần là do người dân chưa hoàn toàn tuân thủ về nguyên tắc phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hoặc chưa thật sự phân biệt được triệu chứng bệnh sốt xuất huyết với các bệnh khác như: Sốt thông thường, sốt phát ban, sốt virus, sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, người dân khi đã được chẩn đoán bệnh, cần tuyệt đối tuân thủ các khuyến cáo trong việc điều trị sốt xuất huyết tại nhà.
Khi có trẻ em mắc bệnh, phụ huynh cần thực hiện chăm sóc trẻ sốt xuất huyết theo đúng hướng dẫn. Ngoài ra, trường hợp sốt xuất huyết khi mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả bà bầu và thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Người dân cần nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh sốt xuất huyết để điều trị kịp thời Bị sốt xuất huyết trước hết là xuất hiện sốt, kèm theo triệu chứng đau nhức mình mẩy, chán ăn, sốt kéo dài từ 2-5 ngày sau đó bệnh nhân có các nốt phát ban, chảy máu chân răng, nếu bệnh nặng thì có thể dẫn đến chân tay lạnh, đau bụng, trụy mạch, vã mồ hôi, có biểu hiện xuất huyết nội tạng. Để xác định rõ cps bị sốt xuất huyết hay không, người dân cần đi khám để được chẩn đoán sớm và được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và theo dõi bệnh.
Vì sốt xuất huyết bản chất là bệnh do do virus gây ra và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên với sốt xuất huyết thông thường thì chỉ cần theo dõi uống nước, uống oresol, dùng thuốc hạ sốt, trong trường hợp mất nước thì truyền dịch ngày thứ 5 thứ 7 bệnh sẽ sang giai đoạn hồi phục.
Khi bị sốt xuất huyết tuyệt đối không được dùng kháng sinh bởi dùng kháng sinh không có tác dụng thậm chí còn gây tác dụng phụ.
Riêng 20 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía nam đã có gần 50.000 người mắc SXH, cao hơn cùng kỳ năm 2018 là 139% (20.707 người) và đã có 6 trường hợp tử vong, TTXVN dẫn nguồn của Bộ Y tế.
TPHCM là nơi phát hiện nhiều người mắc SXH nhất với 24.768 ca, tăng 176% so với cùng kỳ năm ngoái (8.959 ca). An Giang là địa phương có số ca mắc đứng thứ 7 khu vực phía Nam, sau TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An và Bình Phước.