Có 8 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết tính từ đầu năm 2019
Tính từ đầu năm 2019 đến nay đã có tất cả 52.618 người mắc bệnh sốt xuất huyết dengue và cao hơn cùng kỳ năm 2018 137% (22.250 người). TPHCM là nơi phát hiện nhiều bệnh nhất (896 người), tiếp theo là tỉnh Đồng Nai (374 người) và tỉnh Bình Phước (230 người).
Nguồn tin của Viện Pasteur TPHCM cũng cho hay, trong tuần cũng đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết dengue. Như vậy tính từ đầu năm đã có tất cả 8 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
Tại TP. Hồ Chí Minh, theo Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng nhanh chóng. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, TP Hồ Chí Minh ghi nhận phát hiện hơn 24000 ca sốt xuất huyết, tăng 176% so với cùng kỳ 2018.
Trước tình trạng bệnh sốt xuất huyết tăng cao, tại khoa nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh các buồng bệnh cũng trở nên quá tải. Theo đó, tính từ đầu tháng 6 đến nay, bệnh viện tiếp nhận gần 800 ca sốt xuất huyết, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018. Hiện bệnh viện đang điều trị cho 151 bệnh nhân sốt xuất huyết trong đó có 25 trẻ em. Trong số các trường hợp nhập viện, có 10 ca nặng đang phải nằm phòng hồi sức tích cực và thở máy. Ngoài lượng bệnh nhân của thành phố, BV cũng tiếp nhận các bệnh nhân ở các địa phương khác về khám và điều trị như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai…
Ghi nhận tại các bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh... số ca sốt xuất huyết đến khám và nhập viện từ đầu tháng 6 đến nay tăng mạnh, trong đó có nhiều ca nặng phải thở máy và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Tại Đồng Nai, Bs. Trần Minh Hòa, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh ghi nhận hơn 5 ngàn ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo Bác sĩ Hòa, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tuy có tăng cao so với năm ngoái tuy nhiên bệnh vẫn đang được kiểm soát. Đồng Nai hiện đang đứng thứ 5 trong số các tỉnh phía Nam có số ca mắc sốt xuất huyết lớn, sau TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Phước.
Ngủ nên mắc màn để tránh muỗi đốt phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả
Còn tại Đồng Nai, Bs. Trần Minh Hòa, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh ghi nhận hơn 5 ngàn ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo Bác sĩ Hòa, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tuy có tăng cao so với năm ngoái tuy nhiên bệnh vẫn đang được kiểm soát. Đồng Nai hiện đang đứng thứ 5 trong số các tỉnh phía Nam có số ca mắc sốt xuất huyết lớn, sau TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Phước.
Làm sao để bệnh không trở nặng?
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai, sốt xuất huyết là bệnh lành tính vì thế nếu bị mắc bệnh người bệnh cũng không nên quá lo lắng mà “đổ xô” đến bệnh viện không cần thiết. Tuy vậy,chúng ta cũng không thể coi thường bệnh bởi nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như thoát huyết tương, sốc do thoát huyết tương ra ngoài, trụy tim mạch, nhiều trường hợp có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Do đó, theo PGS. Cường, chúng ta phải biết dấu hiệu sớm của bệnh để điều trị kịp thời. Bị sốt xuất huyết trước hết là xuất hiện sốt, kèm theo triệu chứng đau nhức mình mẩy, chán ăn, sốt kéo dài từ 2-5 ngày sau đó bệnh nhân có các nốt phát ban, chảy máu chân răng, nếu bệnh nặng thì có thể dẫn đến chân tay lạnh, đau bụng, trụy mạch, vã mồ hôi, có biểu hiện xuất huyết nội tạng.
Do đó, nếu người bệnh bị sốt, nhức mỏi mình mẩy nhất là tình trạng này xuất hiện trong mùa dịch và vùng có nhiều người mắc sốt xuất huyết thì cần nghĩ đến sốt xuất huyết. Để xác định rõ người dân cần đi khám để được chẩn đoán sớm và được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và theo dõi bệnh.
Vì sốt xuất huyết bản chất là bệnh do do virus gây ra, nên hiện nay, sốt xuất huyết cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, với với sốt xuất huyết thông thường thì chỉ cần theo dõi uống nước, uống oresol, dùng thuốc hạ sốt, một số mất nước thì truyền dịch ngày thứ 5 thứ 7 bệnh sẽ sang giai đoạn hồi phục.
PGS. Cường cũng khuyến cáo, khi bị sốt xuất huyết tuyệt đối không được dùng kháng sinh bởi dùng kháng sinh không có tác dụng thậm chí còn gây tác dụng phụ.
Cũng theo PGS Cường nhiều người mắc sai lầm trong nhận thức về bệnh này là: sốt xuất huyết thì phải xuất hiện nốt xuất huyết ngay, nhưng với bệnh sốt xuất huyết thì phải sau sốt 3-5 ngày mới xuất hiện các nốt xuất huyết.
PGS. Cường cũng chia sẻ, để phòng bệnh sốt xuất huyết rất đơn giản, chúng ta hiểu căn nguyên gây ra bệnh bằng đường nào thì ta phòng bệnh đường đó. Sốt xuất huyết là do muỗi vằn gây ra, vì vậy biến pháp đầu tiên là phải chống muỗi cắn, tiêu diệt sự sinh sôi nảy nở của muỗi bằng cách diệt loăng quảng, bọ gậy. Nằm ngủ mắc màn, thoa kem diệt côn trùng. Đồng thời vệ sinh môi trường sạch sẽ. Ngoài ra hiện nay có những biện pháp khác như phun thuốc muỗi, thả cá để ăn lăng quăng. Việc phun muỗi không có hại đến sức khoẻ. Đây là những biện pháp vừa chủ động vừa thụ động.
Do đó, mọi người cần có những giải pháp tích cực hơn nữa trong phòng chống dịch. Ngoài ra, nếu không may bị cũng cần biết cách chăm sóc tránh để những biến chứng nặng.