Sốt siêu vi: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng tránh

24-05-2024 15:21 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Sốt siêu vi là tình trạng sốt cấp tính do nhiễm phải loại virus hay siêu vi trùng. Các bệnh nhiễm trùng virus đều có thể gây sốt.

Thời tiết nóng bức - Coi chừng sốt siêu viThời tiết nóng bức - Coi chừng sốt siêu vi

Thời gian vừa qua, trời nắng nóng khiến nhiều trẻ em bị ốm. Số trẻ đến khám đông tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội và các địa phương trở nên quá tải.

Virus gây sốt siêu vi thường hoạt động mạnh trong thời điểm thay đổi thời tiết.

1. Tổng quan về sốt siêu vi

Sốt siêu vi (hay còn gọi sốt virus) là nhiễm phải loại virus gây ra hiện tượng sốt siêu vi như: Enterovirus, Adenovirus hay Rhinovirus,… 

Sốt siêu vi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm sốt siêu vi

Ngoài ra những người tiếp xúc gần với người bị nhiễm siêu vi, đi đến khu vực đang có "dịch" sốt siêu vi, người lớn tuổi do hệ miễn dịch yếu cũng là đối tượng có nguy cơ bị sốt siêu vi cao hơn.

Sốt siêu vi là tình trạng sốt cấp tính do nhiễm phải loại virus hay siêu vi trùng. Các bệnh nhiễm trùng virus đều có thể gây sốt.

Sốt siêu vi là tình trạng sốt cấp tính do nhiễm phải loại virus hay siêu vi trùng. Các bệnh nhiễm trùng virus đều có thể gây sốt.

2. Sốt siêu vi có lây không?

Sôt siêu vi là bệnh lây nhiễm, đường lây nhiễm sốt siêu vi thường gặp là:

  • Hô hấp: Nếu một người bị nhiễm virus có ho/ hắt hơi ở gần bạn, bạn có thể hít phải những giọt bắn có chứa virus từ họ. Trường hợp này thường xảy ra đối với lây cúm hoặc cảm lạnh thông thường.
  • Nuốt phải: Đồ ăn, thức uống cũng có thể bị nhiễm virus như virus norovirus và enterovirus. Nếu dùng phải những thực phẩm như vậy bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Bị cắn/đốt: Bạn cũng có thể bị nhiễm trùng virus nếu bị côn trùng và các động vật khác mang virus cắn/ đốt. Ví dụ cho trường hợp này là bệnh dại hoặc sốt xuất huyết.
  • Truyền máu: Nếu người hiến máu bị nhiễm virus như viêm gan B hay HIV thì có nguy cơ cao lây bệnh cho người nhận máu.

3. Nguyên nhân gây bệnh sốt siêu vi

Nguyên nhân chính của sốt virus chính là bị lây nhiễm virus qua các đường khác nhau. Sốt là cách cơ thể phản ứng chống lại virus. Trong đó chủ yếu qua đường hô hấp , vì virus có trong nước bọt và dịch khi hắt hơi của người bệnh. Khi hít vào, virus sẽ theo đó xâm nhập vào cơ thể.

Virus có trong thức ăn và nước uống có thể xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta sử dụng thức ăn và nước uống không đảm bảo vệ sinh. Virus còn do muỗi truyền bệnh, đây là tác nhân phổ biến nhất. Muỗi là vật chủ trung gian lây truyền các bệnh gây sốt virus, đặc biệt là sốt xuất huyết, Zika.

Sốt siêu vi thường gặp vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Bệnh thường kéo dài từ 7 - 10 ngày và thường tự khỏi, khi được điều trị tích cực bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên chủ quan, bởi vì một số trường hợp bệnh diễn biến nhanh, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

4. Triệu chứng sốt siêu vi

Người bị nhiễm siêu vi có thể sốt từ 37,2°C đến hơn 39°C tùy vào loại virus tiềm ẩn. Ngoài ra khi có hiện tượng sốt siêu vi, người bệnh còn có thêm các triệu chứng kéo dài trong vài ngày như: ho, hắt hơi, đổ mồ hôi, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, ăn không ngon, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, mắt đỏ…

Sốt siêu vi ở trẻ em có biểu hiện:

  • Sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 39 - 40 độ C, sốt có thể kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng.
  • Ho, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi.
  • Với trẻ nhỏ thường sẽ quấy khóc nhiều, bỏ bú.
  • Với trẻ lớn thường kêu đau đầu, đau ở hai bên thái dương và sau gáy.
  • Trẻ bị chảy nước mắt, mắt đỏ, có ghèn và nhạy cảm với ánh sáng.
  • Trẻ bị đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy.
  • Trẻ có thể bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da,...
  • Trẻ có thể bị nổi ban hoặc bọng nước. Ban thường xuất hiện sau khi triệu chứng sốt đã giảm, ở giai đoạn bắt đầu hồi phục.
Để chẩn đoán bệnh sốt siêu vi, bác sĩ có thể sẽ tìm cách loại trừ nhiễm trùng do vi khuẩn qua xem xét các triệu chứng và tiền sử bệnh cũng như thực hiện các xét nghiệm máu hoặc lấy các mẫu bệnh phẩm như nước bọt hoặc chất dịch cơ thể. Ảnh minh họa

Để chẩn đoán bệnh sốt siêu vi, bác sĩ có thể sẽ tìm cách loại trừ nhiễm trùng do vi khuẩn qua xem xét các triệu chứng và tiền sử bệnh cũng như thực hiện các xét nghiệm máu hoặc lấy các mẫu bệnh phẩm như nước bọt hoặc chất dịch cơ thể. Ảnh minh họa.

5. Chẩn đoán và điều trị sốt siêu vi

Để chẩn đoán bệnh sốt siêu vi, bác sĩ có thể sẽ tìm cách loại trừ nhiễm trùng do vi khuẩn qua xem xét các triệu chứng và tiền sử bệnh cũng như thực hiện các xét nghiệm máu hoặc lấy các mẫu bệnh phẩm như nước bọt hoặc chất dịch cơ thể.

Điều trị bệnh sốt siêu vi dựa vào nguyên nhân cơ bản gây bệnh, mức độ sốt cùng các triệu chứng khác đi kèm. Ở mức độ sốt nhẹ hơn, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Hạ sốt bằng Ibuprofen và acetaminophen.
  • Tắm nước ấm: Giúp làm dịu cơ thể đang sốt.
  • Uống nhiều nước: Bổ sung thêm lượng nước hằng ngày hoặc các chất điện giải vừa giúp hạ thân nhiệt vừa ngăn ngừa tình trạng mất nước do sốt.
  • Không nên chườm lạnh hoặc ngâm nước lạnh để hạ sốt. Vì khi đó thân nhiệt đang tăng cao thì việc tiếp xúc với nước có nhiệt độ thấp không những không có tác dụng hạ sốt mà còn có thể ảnh hưởng xấu tới cơ thể.

6. Phòng ngừa sốt siêu vi

Do virus thường lây lan qua đường hô hấp, côn trùng cắn/đốt, dịch cơ thể và đường ăn uống cho nên phòng tránh là hiệu quả nhất. Để phòng bệnh sốt siêu vi, mọi người cần làm các việc sau đây:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng/nước rửa tay khô trước khi ăn, sau khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh,…
  • Tránh ở gần/tiếp xúc với người bệnh đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi.
  • Phòng ngừa muỗi đốt.
  • Đeo khẩu trang nơi công cộng.
  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa cũng như môi trường xung quanh cho sạch sẽ, thoáng mát, ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của các tác nhân gây bệnh.
  • Cần được tiêm phòng đầy đủ.

Xem thêm video được quan tâm:

Những ai dễ mắc bệnh trĩ nhất?


BS. Nguyễn Văn Thái
Ý kiến của bạn