SOS: Tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở nước ta tăng 18 lần

07-04-2022 20:02 | Xã hội

SKĐS - Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá tại 34 tỉnh, thành năm 2020 cho thấy, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử năm 2020 chung tăng 18 lần so với năm 2015 (từ 0,2% lên 3,6%), trong đó nam giới tăng 14 lần, nữ giới tăng 10 lần

Khoảng 15,4 triệu người Việt hút thuốc lá

Thông tin tại cuộc họp nhóm kỹ thuật về phòng chống tác hại thuốc lá do Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế, tổ chức từ ngày 7-8/4 cho biết ước tính số người hiện đang hút thuốc lá tại Việt Nam khoảng 15,4 triệu người, trong đó có 14,8 triệu người là nam và 603.000 người là nữ.

SOS: Tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở nước ta tăng 18 lần  - Ảnh 1.

Khoảng 15,4 triệu người, trong đó có 14,8 triệu người là nam và 603.000 người là nữ tại Việt Nam đang hút thuốc

PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá đưa ra một số thông tin cho thấy so với năm 2015, đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng hút thuốc lá chung giảm từ 22,5% xuống 21,7%. Nam giới hút thuốc là giảm từ 45,3% xuống 42,3%.

Tỷ lệ hút thuốc thụ động cũng giảm rõ rệt tại nhà, tại nơi làm việc; Tỷ lệ người hút thuốc được tư vấn bỏ thuốc khi đến cơ sở y tế  tăng từ 40,5% năm 2015 lên  72,2% năm 2020.

"Nhận thức về tác hại của thuốc lá ngày càng cao với hơn 96% người được hỏi trong trong khảo sát năm 2020 tin rằng hút thuốc lá gây ung thư phổi. 87,7% tin rằng hít phải khói thuốc của người khác cũng bị mắc các bệnh lý nghiêm trọng.

65,2% người dân đã từng nghe tới Luật phòng chống tác hại thuốc lá, biết được các địa điểm được quy định cấm hút thuốc theo Luật"- PGS. TS Lương Ngọc Khuê thông tin.

Dễ dàng mua thuốc lá điện tử trên mạng xã hội

Tuy nhiên, PGS Khuê cũng nêu rõ, bên cạnh các kết quả khả quan về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, công tác này hiện nay đang đối mặt với rất nhiều thách thức, các tập đoàn thuốc lá đa quốc gia lợi dụng bối cảnh dịch bệnh COVID-19 thực hiện nhiều hoạt động nhằm làm suy yếu việc xây dựng và thực thi các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá;

Tăng cường tiếp thị các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong giới trẻ; thực hiện các hoạt động nhằm trì hoãn việc tăng thuế thuốc lá.

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá cho biết thêm, thuế thuốc lá của Việt Nam còn rất thấp. Việt Nam là nước có mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá thấp gần nhất trong khu vực ASEAN và rất thấp so với các nước phát triển. 

Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, hiện nay, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá của Việt Nam là 75% giá xuất xưởng. Nếu tính trên giá bán lẻ mức thuế này chỉ chiếm 38,8%.

Cùng đó, cảnh báo sức khỏe in trên bao bì sản phẩm thuốc lá đã được 5 năm nhưng chưa có sự thay đổi về hình ảnh và nội dung.

Mặc dù công tác thông tin truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá được đẩy mạnh nhưng khả năng tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá rất dễ dàng, thuốc lá được bán ở khắp mọi nơi. Hiện chúng ta chưa có quy định về việc cấp phép quản lý điểm bán hàng. Vì vậy tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nước ta tuy đã giảm nhưng vẫn còn rất cao, đặc biệt là nam giới.

Các sản phẩm thuốc lá mới xuất hiện (Thuốc lá điện tử, Thuốc lá không đốt nóng, Thuốc lá hút Shisha). Thuốc lá điện tử được bán trên mạng xã hội.

"Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá tại 34 tỉnh, thành năm 2020 cho thấy, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử năm 2020 chung tăng 18 lần so với năm 2015 (từ 0,2% lên 3,6%), trong đó nam giới tăng 14 lần (từ 0,4% lên 5,6%), nữ giới tăng 10 lần (từ 0,1% lên 1%)"- bà Hải thông tin.

SOS: Tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở nước ta tăng 18 lần  - Ảnh 3.

Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá tại 34 tỉnh, thành năm 2020 cho thấy, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử năm 2020 chung tăng 18 lần so với năm 2015

Đồng quan điểm về vấn đề này, bà Trần Thị Trang- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, một số thách thức doanh nghiệp thuốc lá có thể lợi dụng để vận động chính sách có lợi đối với thuốc lá mới như: Cho rằng thuốc lá mới là sản phẩm giảm hại hơn thuốc lá thông thường, việc ủng hộ cho phép kinh doanh, mua bán là có lợi cho người tiêu dùng; Cố ý gây nhầm lẫn giữa việc ban hành chính sách đối với sản phẩm (cấm hay không cấm) và chính sách quản lý sản phẩm (quản lý kinh doanh, mua bán, thuế…)

Ngày 7/4: Số mắc COVID-19 mới tiếp tục giảm còn 45.886 ca; 2 tỉnh bổ sung hơn 44.300 F0Ngày 7/4: Số mắc COVID-19 mới tiếp tục giảm còn 45.886 ca; 2 tỉnh bổ sung hơn 44.300 F0

SKĐS - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 7/4 của Bộ Y tế cho biết số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục giảm còn 45.886 ca; trong ngày 2 tỉnh Gia Lai và Bà Rịa - Vũng Tàu bổ sung hơn 44.300 ca COVID-19; Trong ngày số ca COVID-19 tử vong giảm xuống thấp nhất tính từ tháng 8/2021 đến nay

Thái Bình
Ý kiến của bạn