Song thị: Nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện hiệu quả

05-02-2024 15:10 | Y học 360
google news

Song thị là bệnh lý về mắt tuy không phổ biến, nhưng nếu người bệnh mắc phải sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng, gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân của song thị là gì? Triệu chứng của bệnh như thế nào để người bệnh kịp thời phát hiện ra bệnh.

Song thị: Nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện hiệu quả- Ảnh 1.

Song thị là gì?

Là tình trạng nhìn 1 vật thành 2 hoặc nhiều hơn 2 hình, có thể xảy ra khi nhìn bằng một hoặc cả hai mắt. Người bệnh gặp khó khăn trong đi lại và sinh hoạt, không xác định rõ đâu là ảnh thật, đâu là ảnh ảo, thường có cảm giác chóng mặt và nheo 1 mắt khi nhìn.

Song thị: Nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện hiệu quả- Ảnh 2.

Theo các nhà nghiên cứu, song thị là hệ quả của tổn thương trực tiếp trên cơ vận nhãn và gián tiếp trên thần kinh số III, IV, VI. Các bệnh lý đi kèm là bệnh nhược cơ, bệnh nhãn giáp, kẹt cơ vào lỗ gãy xương hốc mắt sau chấn thương hoặc bệnh lý do tổn thương trên thần kinh vận nhãn như tiểu đường, viêm do tự miễn hoặc do nhiễm siêu vi, sau chấn thương, u bướu chèn ép.

Nguyên nhân của bệnh song thị

Song thị có thể do bẩm sinh, có thể do chấn thương, do bệnh lý thần kinh hoặc do chính các bệnh về mắt.

Nguyên nhân dẫn đến song thị một mắt có thể do loạn thị, viêm giác mạc, lệch (hoặc đục) thủy tinh thể, tổn thương hoàng điểm.

Song thị: Nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện hiệu quả- Ảnh 3.

Các dạng song thị

Song thị có hai dạng: song thị một mắt và song thị hai mắt.

Song thị hai mắt

Nguyên nhân Song thị 2 mắt là khi ta che 1 mắt, nhìn mắt còn lại thì hết tình trạng nhìn 1 vật thành 2 hình. Nguyên nhân chủ yếu là do lệch trục nhãn cầu nên khi người khác nhìn vào hoặc chụp ảnh thì thấy mắt bị lác, lòng đen lệch. Đây là trường hợp phổ biến, nhiều người mắc phải.

Giải thích: Khi lòng đen bị lệch, 2 mắt nhìn về 2 hướng khác nhau nên cùng lúc nhìn thấy 2 hình. Nếu che 1 mắt thì chỉ còn 1 hình ảnh nên hết hiện tượng nhìn đôi.

Tại sao trục nhãn cầu bị lệch? Khi bị đụng đập, chấn thương, khối u, biến chứng tiểu đường, sau phẫu thuật, tai biến... gây liệt dây thần kinh số 3, 4, 6 dẫn đến các cơ vận nhãn bị liệt không co kéo để điều khiển lòng đen di chuyển theo ý muốn được nên bị lệch.

Lòng đen lệch ra ngoài do liệt dây thần kinh số 3 (nhánh điều khiển cơ thẳng trong)

Lòng đen lệch vào trong do liệt dây thần kinh số 6

Lòng đen lệch lên trên do liệt dây thần kinh số 4

Lòng đen không di chuyển lên trên được do liệt dây thần kinh số 3 (nhánh điều khiển cơ chéo dưới)

Song thị một mắt

Thường xảy ra khi đường truyền ánh sáng bị biến dạng, lệch do môi trường truyền không đồng nhất. Nguyên nhân do đục thủy tinh thể. Giác mạc bị tổn thương, vấn đề hình dạng giác mạc. Do tật khúc xạ, thường từ loạn thị gây ra

Cơ chế cải thiện song thị

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây nên hiện tượng song thị - mắt lác khi nhìn xa mà người bệnh sẽ được lựa chọn tư vấn các phương pháp phù hợp.

Từ lâu, đông y được biết đến là phương pháp lành tính. Do đông y thường sử dụng các bài thuốc có nguồn gốc chủ yếu từ các loại thảo dược giúp phục hồi các tổn thương tại cơ vận nhãn, nhằm xóa bỏ tình trạng song thị.

Phương pháp đông y phù hợp cho cả trẻ em và người lớn tuổi có thể sử dụng tại nhà.

Cơ chế theo đông y sẽ giúp hỗ trợ phục hồi các dây thần kinh vận nhãn từ bên trong, giúp nhãn cầu cân bằng, hai mắt nhìn được cùng một hướng, cải thiện được tình trạng song thị. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp đông y sẽ cần thời gian để có thể từ từ phục hồi, giúp các dây thần kinh vận nhãn trở nên khoẻ mạnh.


PV
Ý kiến của bạn