Sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng chảy quanh Hà Nội, vì sao khó xử lý?

22-12-2023 06:58 | Xã hội
google news

SKĐS - Nhiều đoạn sông Nhuệ chảy qua địa bàn Hà Nội hiện bị ô nhiễm nặng nề, nước sông đen kịt và bốc mùi hôi thối. Trong khi đó, nhiều điểm hai bên bở sông trở thành nơi tập kết rác thải dân sinh.

Sông Nhuệ là nhánh nhỏ của sông Hồng, điểm đầu từ cống Liên Mạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), điểm cuối là Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tổng chiều dài 113,6km. Hệ thống sông gồm Sông Nhuệ dài 74km, sông La Khê 6,8km, sông Vân Đình dài 11,8km và sông Duy Tiên dài 9,0km. 

Đoạn chảy qua Hà Nội có chiều dài 62km đi qua các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông và các huyện Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa.

Sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng chảy quanh Hà Nội, vì sao khó xử lý?- Ảnh 1.

Nước sông Nhuệ luôn trong tình trạng có màu đen, ô nhiễm nặng nề.

Trước kia nhiệm vụ của hệ thống chỉ đơn thuần phục vụ tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp, chống lũ sông Hồng, sông Đáy, phục vụ giao thông thủy. Nay hệ thống có nhiệm vụ phục vụ phát triển đa mục tiêu của các địa phương như: Công nghiệp, du lịch, làng nghề, nước sinh hoạt, tiêu thoát nước đô thị…

Dù có chức năng quan trọng là vậy nhưng hiện tình trạng ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ Đáy đã đến mức báo động. Nhiều thời điểm, đây còn được gọi là dòng sông chết khi mực nước sông Nhuệ cao hơn sông Hồng 1,2m nên không thể lấy nước rửa trôi.

Chất lượng nước luôn nằm ở mức báo động, nhưng vẫn phải sử dụng cho nông nghiệp gây ô nhiễm, giảm năng suất và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tích tụ chất độc trong sản phẩm nông nghiệp.

Ghi nhận của PV ngày 20/12, đoạn sông chảy qua thôn Thượng Phúc (xã Tả Thanh Oai, cách thượng nguồn hơn 20km) bị bùn bồi đắp kéo dài gần 10km. Lòng sông cạn, nước có màu đen, đặc quánh và bốc mùi hôi thối.

Sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng chảy quanh Hà Nội, vì sao khó xử lý?- Ảnh 2.

Nhiều khu vực tràn ngập rác thải.

Khu vực cầu dân sinh rộng chừng 2m, nối hai bên bờ sông trên địa bàn xã Tả Thanh Oai trở thành nơi tập kết rác. Một số khu vực được người dân tổ chức chợ tự phát, phía sau là sông Nhuệ nước đen kịt, ngập tràn rác thải và bốc mùi hôi thối.

Phía hai bên bờ, nhiều trạm bơm với đường ống nối trực tiếp ra sông, không qua hệ thống lọc. Thời điểm này đang lúc lòng sông khô cạn, ghi nhận cỏ và bèo mọc um tùm quanh khu vực bơm. Trong khi đó, cống thủy lợi trên địa bàn xã Mỹ Hưng (huyện Thanh Oai) hiện bị rác thải "bủa vây", lượng rác ứ đọng trên mặt cống kéo dài hàng chục mét cả trên bờ và dưới kênh.

Ông Đào Văn Cường (68 tuổi, xã Tả Thanh Oai), người đã gắn bó với từng giai đoạn thay đổi của dòng sông dòng sông này cho biết, sông Nhuệ bắt đầu "lụi tàn" dần kể từ những năm 1990 và ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Trong khi đó, không ít gia đình có con nhỏ sống ven sông bị bệnh đường ruột liên miên nên dần phải chuyển nhà đi nơi khác.

"Thời thơ ấu, khi nước trong xanh, tôi cùng bạn bè thường tắm vào buổi xế chiều. Có người còn gánh nước dưới sông mang về sử dụng. Nhưng sau đó ngày càng ô nhiễm trầm trọng, nhiều người đã từng nói cái gì bẩn nhất, tệ nhất, không biết vứt đi đâu thì cứ... vứt xuống sông", ông Cường cho hay.

Lý giải về nguyên nhân khiến hệ thống sông Nhuệ bị ô nhiễm nghiêm trọng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển thủy lợi sông Nhuệ Ngô Thanh Sơn cho biết, hệ thống sông Nhuệ có hơn 30km đi qua khu đô thị và ven đô thị. Trục chính con sông là nơi tiếp nhận chủ yếu lượng nước xả thải từ hoạt động của các nhà máy, khu công nghiệp, bệnh viện, cơ sở sản xuất và dịch vụ, nước tải từ các làng nghề, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp và nước thải sinh hoạt. Nước thải của các hoạt động này đa phần đều chưa qua xử lý mà đổ trực tiếp xuống sông.

Đặc biệt, dọc hai bờ sông Nhuệ có nhiều làng nghề truyền thống chuyên sản xuất vải, lụa, dây thừng, chế biến bún, miến, bánh đa, dong, sắn… với các công cụ thô sơ, thủ công. Hóa chất sử dụng bữa bãi. Rác bã, xỉ than không được thu gom. Nước thải không được xử lý, chảy tùy tiện xuống cống rãnh, xuống sông gây ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước…

Không chỉ vậy, các hóa chất dùng trong nông nghiệp như: Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân hóa học chỉ hấp thụ một phần; phần còn lại thấm vào đất hoặc theo nước mặt chảy trở lại kênh mương, ao, hồ, sông suối… Nước thải sinh hoạt đem theo các chất tẩy rửa chưa được xử lý chảy theo các kênh dẫn một phần thấm xuống đất; phần còn lại chảy ra các dòng sông.

Một số hình ảnh sông Nhuệ ô nhiễm nặng nề:

Sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng chảy quanh Hà Nội, vì sao khó xử lý?- Ảnh 3.

Hàng chục km sông Nhuệ chảy qua nội thành Hà Nội ô nhiễm nhiều năm nay.

Sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng chảy quanh Hà Nội, vì sao khó xử lý?- Ảnh 4.

Chất lượng nước luôn nằm ở mức báo động, nhưng vẫn phải sử dụng cho nông nghiệp gây ô nhiễm, giảm năng suất và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tích tụ chất độc trong sản phẩm nông nghiệp.

Sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng chảy quanh Hà Nội, vì sao khó xử lý?- Ảnh 5.

Chợ tự phát trên địa bàn xã Tả Thanh Oai ngay cạnh sông Nhuệ đen kịt, ngập tràn rác thải.

Sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng chảy quanh Hà Nội, vì sao khó xử lý?- Ảnh 6.

Rác thải tử chợ dân sinh được trực tiếp xả xuống sông Nhuệ.

Sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng chảy quanh Hà Nội, vì sao khó xử lý?- Ảnh 7.

Một số điểm hai bên bờ sông trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt của người dân.

Sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng chảy quanh Hà Nội, vì sao khó xử lý?- Ảnh 8.

Nhiều thời điểm, đây còn được gọi là dòng sông chết khi mực nước sông Nhuệ cao hơn sông Hồng 1,2m nên không thể lấy nước rửa trôi.

Sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng chảy quanh Hà Nội, vì sao khó xử lý?- Ảnh 9.

Đoạn sông chảy qua thôn Thượng Phúc (xã Tả Thanh Oai, cách thượng nguồn hơn 20km) bị bùn bồi đắp kéo dài gần 10km.

Sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng chảy quanh Hà Nội, vì sao khó xử lý?- Ảnh 10.

Trạm bơm thủy lợi trên địa bàn xã Mỹ Hưng (huyện Thanh Oai) ngập rác, lượng rác ứ đọng.

Sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng chảy quanh Hà Nội, vì sao khó xử lý?- Ảnh 11.

Cầu dân sinh rộng chừng 2m, nối hai bên bờ sông trên địa bàn xã Tả Thanh Oai trở thành nơi tập kết rác.

Sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng chảy quanh Hà Nội, vì sao khó xử lý?- Ảnh 12.

Hai bên bờ, nhiều trạm bơm với đường ống nối trực tiếp ra sông, không qua hệ thống lọc. Mùa nước cạn cỏ và bèo mọc um tùm.

Sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng chảy quanh Hà Nội, vì sao khó xử lý?- Ảnh 13.

Theo người dân sin sống cạnh sông, có không ít gia đình có con nhỏ sống ven sông bị bệnh đường ruột liên miên nên dần dời nhà đi nơi khác.

Sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng chảy quanh Hà Nội, vì sao khó xử lý?- Ảnh 14.

Những người già gắn bó qua nhiều giai đoạn vẫn hoài niệm về một dòng sông trong xanh như trước thời điểm năm 1990.

Xem thêm video được quan tâm:

Sở GTVT Hà Nội yêu cầu đảm bảo phương tiện phục vụ người dân dịp Tết | SKĐS


Minh Ngọc
Ý kiến của bạn