Sống chung và phòng ngừa bệnh viêm khớp

28-06-2021 08:30 | Phòng mạch online
google news

SKĐS - Trước đà phát triển của cuộc sống hiện đại cùng với xu hướng già hóa dân số ở Việt Nam, tình trạng đau xương khớp không còn là nỗi lo riêng của người lớn tuổi. Theo một nghiên cứu trên 2119 người trưởng thành, tỷ lệ đau cơ xương khớp trong dân số thành thị ở Việt Nam là 14,5%.

Rất nhiều người nghĩ rằng viêm khớp là bệnh không thể tránh được, đặc biệt là khi cơ thể mình già đi, xương khớp bị thoái hóa. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy viêm khớp không chỉ đơn giản là tuổi tác và sự thoái hóa của cơ thể mà thực sự là hệ quả của rất nhiểu yếu tố trong một thời gian dài.

Nguyên nhân đau nhức xương khớp có thể đến từ chấn thương, thường xuyên ngồi sai tư thế, ít vận động hoặc vận động quá mức. Người bệnh có thể cảm thấy đau ở những vị trí như vai gáy, thắt lưng, gót chân, mắt cá chân, các khớp tay, đầu gối… Những tổn thương này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của họ.

TS. Hà Nguyễn.

Theo TS. Hà Nguyễn (công tác tại Hệ thống Chăm sóc Sức khỏe của Hội Cựu chiến binh Bắc California, Mỹ) cho biết: phần lớn thuốc giảm đau xương khớp hiện tại nếu dùng trong thời gian dài đều có tác dụng phụ, đôi lúc nguy hiểm cho các bộ phận khác trong cơ thể như gan, bao tử, tim mạch…

Do đó, có rất nhiều điều bạn có thể làm trước và trong khi “sống chung bệnh viêm khớp”, để giảm nguy cơ và kiểm soát bệnh tốt hơn.

Những việc nên làm để giúp xương chắc khỏe

1. Tập thể dục: liệu pháp tốt nhất cho bệnh viêm khớp. Chỉ 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần, sẽ giúp duy trì khả năng vận động linh hoạt cho khớp, giảm cứng khớp, ngăn ngừa teo cơ, biến dạng khớp. Nên chọn môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe mình.

2. Duy trì cân nặng hợp lí: Khi bạn bị thừa cân, béo phì các khớp trên cơ thể phải gánh chịu trọng tải nhiều hơn, đặc biệt là ở các khớp lớn phần thân dưới như đầu gối, khớp háng, khớp cổ chân...

3. Duy trì các thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày: Ngồi hay đứng làm việc đúng tư thế. Nếu có thể, cứ sau 1 tiếng làm việc, cố gắng vận động khoảng 5 phút.

4. Khám định kì đều đặn để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các rối loạn chuyển hóa của cơ thể.

5. Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho khớp thông qua thực phẩm hay thực phẩm chức năng, đặc biệt các loại có thành phần công thức như:

PEPTANE (Marine collagen peptides): là peptide cao cấp được chiết xuất từ cá và xử lí thành amino acid cực kỳ dễ hấp thụ. PEPTANE hỗ trợ sự tái tạo và phát triển sụn, xương dưới sụn, bảo vệ khớp hiệu quả.

Vỏ cây liễu trắng, Bromelain, Nghệ: là những tinh chất quý từ thiên nhiên có tác dụng chống viêm, hỗ trợ giảm đau do viêm khớp một cách hiệu quả và an toàn.

Collagen type 2: hỗ trợ sự tái tạo proteoglycan, làm chậm quá trình lão hóa khớp.

Glucosamine, chondroitin sulfate: hỗ trợ các chức năng của khớp xương, hỗ trợ khớp xương linh hoạt và khỏe mạnh.

GPQC số: 1494/2021/XNQC-ATTP

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 

 


Ý kiến của bạn