Hà Nội

Sơn La: Quyết tâm giảm tỉ lệ sinh tạo nền vững chắc cho phát triển kinh tế

10-12-2021 18:22 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Sơn La đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để đạt mục tiêu giảm tỉ lệ sinh, nâng cao chất lượng dân số nhằm bảo đảm phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội địa phương.

Mức sinh cao tác động tiêu cực đến phát triển

Với đặc thù là tình miền núi vùng cao có điều kiện kinh tế - xã hội còn rất khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Mức sinh cao đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục …, làm tăng khoảng cách phát triển và chất lượng cuộc sống của nhân dân của tỉnh so với các tỉnh đã đạt mức sinh thay thế. 

Từ thực trạng trên cho thấy mức sinh có giảm nhưng không ổn định giữa các năm, hiện Sơn La là 1 trong 33 tỉnh có mức sinh cao và chưa đạt mức sinh thay thế (đạt mức sinh thay thế khi tổng tỷ suất sinh hay số con trung bình của 1 phụ nữ đạt 2,1 con/phụ nữ); năm 2020: 2,32 con.

Lãnh đạo tỉnh Sơn La xác định, mức sinh không chỉ góp phần quyết định quy mô dân số và cơ cấu dân số mà còn phản ánh mức độ phát triển kinh tế - xã hội. Nếu mức sinh quá cao sẽ tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó làm tăng khoảng cách phát triển và chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh so với các tỉnh đã đạt mức sinh thay thế.

Sơn La: Quyết tâm giảm tỉ lệ sinh tạo nền vững chắc cho phát triển kinh tế - Ảnh 1.

Mức sinh cao tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong thời gian qua, dù mức sinh có xu hướng giảm nhưng không ổn định, Sơn La nhiều năm nay vẫn nằm trong nhóm 10 tỉnh/thành phố có mức sinh rất cao. Cụ thể, năm 2017 là 2,77 con/phụ nữ, năm 2019 là 2,44 con, năm 2020 là 2,36 con. Tỷ lệ sinh con thứ 3 năm 2020 lại tăng 1,25% so với năm 2019. Đặc biệt tỷ số giới tính khi sinh của Sơn La năm qua là 118,2 bé trai/100 bé gái, cao hơn rất nhiều so với trung bình chung của cả nước… Cùng đó, tuổi thọ trung bình của người dân thấp hơn so với tuổi thọ trung bình của cả nước (71 tuổi so với mức chung 73,7 trên cả nước).

Điều chỉnh mức sinh phù hợp là nhân tố nền tảng góp phần phát triển nhanh và bền vững

Xác định được tầm quan trọng của mức dân số phù hợp, UBND tỉnh Sơn La đã phê duyệt Kế hoạch Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 của tỉnh. Tỉnh xác định, việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch này là nhiệm vụ chiến lược vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn tỉnh, là nhân tố nền tảng góp phần phát triển nhanh và bền vững.

Để từng bước nâng cao chất lượng dân số, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh Sơn La đang tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư nguồn lực cho công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục về dân số và phát triển với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với trình độ nhận thức của nhân dân, làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, tâm lý, tập quán sinh đẻ, từ đó chuyển đổi hành vi dân số; chấp nhận và tự nguyện thực hiện mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con để chăm sóc, nuôi dạy cho tốt.

Sơn La: Quyết tâm giảm tỉ lệ sinh tạo nền vững chắc cho phát triển kinh tế - Ảnh 2.

Cán bộ dân số tỉnh Sơn La tăng cường tuyên truyền về chính sách dân số ở các khu vực vùng cao.

Đồng thời, cung cấp đầy đủ, kịp thời, đa dạng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình có chất lượng cho người dân. Đặc biệt là đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao chất lượng dân số như: Thực hiện "Tầm soát, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh" để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh, tật, các rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh để sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân; nhân rộng các mô hình giảm thiểu tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình từ tỉnh đến cơ sở để tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Trong đó, đối với Đảng viên, tỉnh thực thiện tuyên truyền chính sách nêu gương Đảng viên "Đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là sinh đủ 2 con, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội-NQ21".

Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt mức sinh thay thế, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm còn 11,5%; Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai đạt 77,7% (năm 2019 là 76,5%), tỉnh đã lên dự toán kinh phí cho các hoạt động với tổng chi 2,5 tỷ đồng/5 năm cho một số hoạt động như mở rộng tiếp cận các dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ và các dịch vụ có liên quan (trong đó có mua bao cao su miễn phí; chi phí dịch vụ KHHGĐ); Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và cập nhật kiến thức mới, các nhiệm vụ mới về điều chỉnh mức sinh cho các đối tượng liên quan...

Đồng thời, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khoẻ sinh sản, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. UBND tỉnh Sơn La đề nghị các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục; tham gia xây dựng chính sách, chương trình, đề án và giám sát việc thực hiện các hoạt động “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.

Mức sinh sẽ nguy cơ tăng trở lại vì tâm lý sinh thêm con để dòng họ và gia đình có sức mạnh...Mức sinh sẽ nguy cơ tăng trở lại vì tâm lý sinh thêm con để dòng họ và gia đình có sức mạnh...

SKĐS - Mức sinh của Lạng Sơn sẽ nguy cơ tăng trở lại vì tâm lý sinh thêm con để dòng họ và gia đình có sức mạnh hơn so với các gia đình và dòng họ khác vẫn còn sâu đậm trong ý thức của rất nhiều thế hệ...




Dương Tú
Ý kiến của bạn