Sơn La nhiều bệnh nhân nhập viện do rắn cắn

07-08-2018 18:38 | Camera bệnh viện
google news

SKĐS - Trong vòng một tháng trở lại đây, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân bị rắn độc cắn nhập viện. Tính từ đầu tháng đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đã tiếp nhận và điều trị cho 6 bệnh nhân bị rắn độc cắn. 1 bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn, còn lại 5 bệnh nhân khác đều bị rắn xanh cắn.

Trong vòng một tháng trở lại đây, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân bị rắn độc cắn nhập viện. Tính từ đầu tháng đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đã tiếp nhận và điều trị cho 6 bệnh nhân bị rắn độc cắn. 1 bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn, còn lại 5 bệnh nhân khác đều bị rắn xanh cắn.

Trong số 6 bệnh nhân bị rắn độc cắn điều trị tại Trung tâm Chống độc, 2 trường hợp trong tình trạng nặng là anh Lò Văn Mẳn ( Bản lót- Bó Mười- Thuận Châu) bị rắn xanh cắn khi đi lấy măng lúc 19h, đến 8h ngày hôm sau bệnh nhân nhập viện. Anh Mắn bị rối loạn đông máu nặng. Sau khi được điều trị truyền huyết tương tươi đông lạnh, sau nhiều ngày điều trị, hiện tại tình trạng bệnh nhân tương đối ổn định.

Trường hợp thứ hai bị rắn xanh cắn là bệnh nhân Cà Thị Hương, 28 tuổi, ở Bản giáng – Chiềng Đen- TP Sơn La, bị cắn khi đi cắt cỏ voi. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng rối loạn đông máu, xưng nề chỗ cắn. Bệnh nhân được truyền dịch thải độc, dùng thuốc hỗ trợ rối loạn đông máu.

Bệnh nhân Cà Thị Hương đang điều trị tại Khoa Cấp cứu bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La

Bệnh nhân Nguyễn Thị Chinh (61 tuổi, ở phường Chiềng An) vào viện trong tình trạng bị hoại tử chỗ cắn, xưng to tay bị cắn và rối loạn đông máu do gia đình tự ý rạch vết rắn cắn tại nhà.

Bệnh nhân Trần Thị Huệ, Tổ 3 phường Quyết Tâm và bệnh nhân Lèo Văn Xương, xã Chiềng San , Mường La vào viện trong tình trang vết cắn sưng nề, chỗ cắn bị thâm tím do gia đình tự ý buộc dây chặt tại vết cắn.

Theo Ths.Bs Mè Thị Xuân, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, BVĐK tỉnh Sơn La: ở Sơn La rắn xanh cắn là một trong những tai nạn thương tích phổ biến. Tại khoa, rắn cắn là một trong những ngộ độc hàng đầu về lượng bệnh nhân nhập viện, đặc biệt xảy ra nhiều nhất từ tháng 4-11, mùa sinh sôi, phát triển của rắn độc.

Bs, Xuân cũng cảnh báo, sau khi bị rắn độc cắn, cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách với mục đích làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự để được xử lý kịp thời.

Không tự ý rạch chảy máu vết cắn, garo vết cắn không đúng cách có thể gây hoại tử vết cắn. Không nên cố gắng hút nọc độc của rắn hoặc sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo.

Ngoài ra, khi đi lao động, mọi người nên chủ động đeo và sử dụng đồ dùng bảo hộ lao động để phòng tránh bị rắn độc cắn.


Thu Huế- Mai Trang
Ý kiến của bạn