Sỏi túi mật hình thành do đâu? Cách giảm nguy cơ hiệu quả, an toàn

20-05-2025 10:00 | Y học 360
google news

Đau bụng, buồn nôn, chán ăn có thể là dấu hiệu sỏi túi mật. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân gây sỏi túi mật và lời khuyên về cách cải thiện hiệu quả.

Sỏi túi mật hình thành do đâu? Cách giảm nguy cơ hiệu quả, an toàn- Ảnh 1.

Sỏi mật có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong đường mật: trong túi mật, cổ túi mật, ống dẫn mật chủ, ngã ba mật tụy...

Dấu hiệu khi mắc sỏi túi mật

Sỏi mật là bệnh lý tiêu hóa do sự kết tinh bất thường của cholesterol hoặc sắc tố mật trong túi mật và đường mật. Khoảng 80% trường hợp không có triệu chứng rõ rệt và thường chỉ được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, khi sỏi gây tắc nghẽn túi mật hoặc viêm túi mật cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

- Đau vùng hạ sườn phải: Cơn đau xuất hiện sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, kéo dài từ vài phút đến vài giờ, có thể lan ra sau lưng hoặc vai phải.

- Rối loạn tiêu hóa: Cảm giác đầy bụng, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón dễ bị nhầm lẫn với bệnh dạ dày.

- Sốt: Xảy ra khi có nhiễm trùng đường mật, thường là sốt cao hoặc sốt nhẹ kéo dài.

- Vàng da, nước tiểu sẫm màu: Do sỏi gây tắc mật, làm bilirubin tăng trong máu.

Nguyên nhân bị sỏi túi mật

Sỏi mật hình thành do sự mất cân bằng trong thành phần dịch mật – chất lỏng do gan tiết ra để tiêu hóa chất béo và được dự trữ trong túi mật. Khi một hoặc nhiều yếu tố gây rối loạn cấu trúc dịch mật, các tinh thể dễ kết tụ lại và tạo thành sỏi. Cụ thể, sỏi có thể hình thành nếu:

Quá nhiều cholesterol trong mật

Cholesterol là thành phần tự nhiên trong mật. Khi nồng độ quá cao, cholesterol dễ kết tủa, tạo thành sỏi viên hoặc sỏi bùn trong túi mật. Khoảng 80% trường hợp sỏi túi mật là sỏi cholesterol.

Quá nhiều bilirubin trong mật

Bilirubin là sản phẩm thoái hóa của hồng cầu, được gan xử lý và bài tiết qua mật. Khi gan bị tổn thương hoặc rối loạn chuyển hóa, bilirubin có thể tăng bất thường trong dịch mật. Nếu túi mật không kịp đào thải lượng bilirubin dư thừa, chất này sẽ kết tinh và hình thành sỏi sắc tố mật.

Mật cô đặc do túi mật đầy

Túi mật của bạn cần tống mật đi hết để khỏe mạnh và hoạt động đúng. Nếu túi mật đầy, mật trở nên quá cô đặc, khiến sỏi hình thành.

Những ai dễ bị sỏi túi mật "ghé thăm"?

Nhận diện đúng các nhóm nguy cơ là bước quan trọng giúp tầm soát và phòng ngừa hiệu quả, giảm thiểu biến chứng về sau. Sỏi túi mật sẽ phổ biến hơn nếu bạn là một trong những đối tượng sau:

- Phụ nữ đã sinh con, dùng thuốc tránh thai hoặc estrogen: Do rối loạn nội tiết làm tăng cholesterol và giảm co bóp túi mật.

- Người thừa cân, béo phì: Dễ rối loạn chuyển hóa, tăng cholesterol trong mật.

- Người trên 40 tuổi: Chức năng túi mật suy giảm, mật dễ ứ trệ.

- Người mắc bệnh gan mật mạn tính như xơ gan, viêm đường mật, ứ mật thai kỳ dễ làm tăng bilirubin, tạo sỏi sắc tố.

- Người mắc hội chứng ruột kích thích: Cơ thể hấp thu kém muối mật, làm cholesterol dễ kết tinh.

- Di truyền: Người thân từng mắc sỏi túi mật.

- Người dùng thuốc kéo dài như thuốc tránh thai, kháng sinh, thuốc hạ mỡ máu gây ảnh hưởng đến thành phần mật.

Việc hiểu rõ các yếu tố nguy cơ này không chỉ giúp bạn nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe gan mật mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc chủ động phòng ngừa sỏi túi mật và các biến chứng liên quan.

Giải pháp hỗ trợ làm mềm sỏi mật và phòng ngừa tái phát

Việc nhận biết sớm dấu hiệu, hiểu rõ nguyên nhân và xác định nhóm nguy cơ cao sẽ giúp người bệnh chủ động hơn. Đây là yếu tố quan trọng trong phòng ngừa sỏi túi mật và biến chứng về sau. Tuy nhiên, khi sỏi đã thực sự hình thành trong túi mật hoặc đường mật, mục tiêu không còn dừng lại ở phòng ngừa, mà cần chuyển sang kiểm soát triệu chứng, bài sỏi đồng thời hạn chế tiến triển và ngăn tái phát.

Trong giai đoạn này, bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, duy trì vận động và khám sức khỏe định kỳ, người bệnh có thể kết hợp sử dụng các thảo dược có cơ chế tác động đến hệ gan mật. Một số thảo dược đã được nghiên cứu và ứng dụng trong hỗ trợ kiểm soát sỏi mật gồm:

- Diệp hạ châu, Nhân trần, Chỉ xác: Giúp hỗ trợ tăng cường chức năng gan, giảm triệu chứng bệnh sỏi mật.

- Uất kim, Chi tử, Kim tiền thảo: Giúp hỗ trợ tăng tiết dịch mật, tăng lưu thông đường dịch mật.

- Sài hồ, Hoàng bá: Giúp hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm, phòng ngừa sỏi mật gây biến chứng nguy hiểm.

Sỏi túi mật hình thành do đâu? Cách giảm nguy cơ hiệu quả, an toàn- Ảnh 2.

8 thảo dược quý trong hỗ trợ bài và làm mềm sỏi mật.

Trên đây là toàn bộ các thông tin hữu ích cho bạn về sỏi mật hiệu quả mà bạn cần lưu tâm trên con đường kiểm soát căn bệnh này nhé!

Doanh nghiệp tự giới thiệu

TPBVSK Kim Đởm Khang - Hỗ trợ làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Thành phần: Cao Kim tiền thảo, cao Nhân trần, cao Chỉ xác, cao Sài hồ bắc, cao Hoàng bá, cao Diệp hạ châu, cao Uất kim, cao Chi tử.

Công dụng: Hỗ trợ cho người bị sỏi mật, hỗ trợ giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật.

Đối tượng sử dụng: Người bị sỏi mật, viêm đường mật, viêm túi mật và người đã phẫu thuật lấy sỏi, tan sỏi; Người hay bị tái phát sỏi mật; Người bị tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.

Hướng dẫn sử dụng:

- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên.

- Uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.

- Nên dùng một đợt liên tục 3 - 6 tháng để có kết quả tốt nhất.

Sỏi túi mật hình thành do đâu? Cách giảm nguy cơ hiệu quả, an toàn- Ảnh 3.

Tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865

Xác nhận công bố: Số 834/2018/ĐKSP

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 00492/2018/ATTP-XNQC

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.


Ý kiến của bạn