‘Soi’ tiến độ thi công đê hữu Hồng vừa bị Hà Nội ‘tuýt còi’

06-07-2023 11:07 | Xã hội

SKĐS - Tiến độ thi công đê hữu Hồng chậm trễ, Hà Nội yêu cầu khẩn trương hoàn trả phạm vi đã đào xẻ, đồng thời làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.

Đường Âu Cơ (Tây Hồ) nứt toác vì thi công dự án trăm tỷĐường Âu Cơ (Tây Hồ) nứt toác vì thi công dự án trăm tỷ

SKĐS - Sau 3 năm thi công, những vết nứt trên đường Âu Cơ (Tây Hồ) ngày càng trầm trọng và chưa có dấu hiệu sẽ khắc phục trong thời gian tới.

Video toàn cảnh hiện trạng công trường thi công đê hữu Hồng vừa bị Hà Nội "tuýt còi":

Tận thấy tiến độ thi công đê hữu Hồng vừa bị Hà Nội "tuýt còi".

Đê hữu Hồng có nhiệm vụ chống lũ, bảo vệ trực tiếp hàng triệu người dân, cơ sở hạ tầng trọng yếu của trung ương và thành phố Hà Nội. Để đáp ứng yêu cầu chống lũ ngày càng cao, hạn chế ùn tắc giao thông, thành phố Hà Nội đã giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố làm chủ đầu tư thực hiện giai đoạn 2 dự án xây dựng công trình cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên, trong đó có hạng mục thay thế kết cấu đê làm bằng đất thành đê bê tông đoạn từ K58+755 đến K62+500.

Tận thấy tiến độ thi công đê hữu Hồng vừa bị Hà Nội "tuýt còi" - Ảnh 3.

Hạng mục thay thế kết cấu đê hữu Hồng làm bằng đất thành đê bê tông đoạn từ K58+755 đến K62+500 đang trong tình trạng chậm tiến độ.

Mặc dù UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thành các hạng mục đê bê tông cốt thép và cửa khẩu qua đê trước ngày 15/6/2023. Song, dù đã quá hạn chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành hạng mục nêu trên, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác phòng, chống thiên tai trong mùa mưa lũ 2023.

Theo ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống trong sáng ngày 6/7, tuyến đường đê đoạn từ chợ hoa Quảng Bá đến đoạn ngã 3 Âu Cơ giao nhau với đường Lạc Long Quân quận Tây Hồ - nơi dự án đang diễn ra là hàng dài các phương tiện di chuyển khó khăn vì lô cốt thi công chiếm diện tích đường, bên cạnh đó là bụi bẩn, thậm chí mặt đường một số nơi bị sụt lún, đứt gãy nghiêm trọng do việc phá đê cũ bằng đất thay thế bằng bê tông cốt thép chưa hoàn thành.

Hình ảnh công trường thi công xây dựng đê hữu Hồng chậm tiến độ:

Tận thấy tiến độ thi công đê hữu Hồng vừa bị Hà Nội "tuýt còi" - Ảnh 4.

Đê hữu Hồng, đoạn từ nút giao khách sạn Thắng Lợi đến cầu Nhật Tân (quận Tây Hồ) đang chậm tiến độ thi công, ảnh hưởng tới công tác phòng, chống bão lũ trong mùa mưa lũ 2023.

Tận thấy tiến độ thi công đê hữu Hồng vừa bị Hà Nội "tuýt còi" - Ảnh 5.

Tận thấy tiến độ thi công đê hữu Hồng vừa bị Hà Nội "tuýt còi" - Ảnh 6.

Trước tình trạng thi công đê chậm tiến độ, Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương đắp hoàn trả toàn bộ phạm vi đã đào xẻ thân đê, có biện pháp bảo đảm an toàn chống lũ cho đê.

Tận thấy tiến độ thi công đê hữu Hồng vừa bị Hà Nội "tuýt còi" - Ảnh 7.

Tận thấy tiến độ thi công đê hữu Hồng vừa bị Hà Nội "tuýt còi" - Ảnh 8.

Khu vực gần với những vị trí đắp đê thường ngập trong bùn đất khi mưa và bụi mù mịt khi trời nắng.

Tận thấy tiến độ thi công đê hữu Hồng vừa bị Hà Nội "tuýt còi" - Ảnh 9.

Tận thấy tiến độ thi công đê hữu Hồng vừa bị Hà Nội "tuýt còi" - Ảnh 10.

Hơn 3km chiều dài tuyến đường Âu Cơ, người dân, các phương tiện tham gia giao thông phải len lỏi giữa những công trường, khu vực thi công xếp nối tiếp nhau.

Tận thấy tiến độ thi công đê hữu Hồng vừa bị Hà Nội "tuýt còi" - Ảnh 11.

Đường Âu Cơ được quây kín rào chắn thi công.

Tận thấy tiến độ thi công đê hữu Hồng vừa bị Hà Nội "tuýt còi" - Ảnh 12.

Tận thấy tiến độ thi công đê hữu Hồng vừa bị Hà Nội "tuýt còi" - Ảnh 13.

Tận thấy tiến độ thi công đê hữu Hồng vừa bị Hà Nội "tuýt còi" - Ảnh 14.

Công trường thi công đê hữu Hồng vẫn ngổn ngang, nhiều đoạn đê vẫn chưa thành hình.

Trước đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký văn bản số 1935/UBND-KTN yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chậm tiến độ thi công đê hữu Hồng, đoạn từ nút giao khách sạn Thắng Lợi đến cầu Nhật Tân (quận Tây Hồ).

Tận thấy tiến độ thi công đê hữu Hồng vừa bị Hà Nội "tuýt còi" - Ảnh 15.

Không chỉ chậm tiến độ, việc thi công đê hữu Hồng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân.

Để bảo đảm an toàn tuyến đê, phục vụ chống lũ năm 2023, thực hiện đúng quy định pháp luật đê điều, phòng chống thiên tai, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương đắp hoàn trả toàn bộ phạm vi đã đào xẻ thân đê, có biện pháp bảo đảm an toàn chống lũ cho đê (đặc biệt là đoạn đê từ chợ hoa Quảng Bá đến ngõ 464 Âu Cơ - hiện trạng toàn bộ đoạn đê này đã bị hạ thấp cao trình chống lũ).

Đặc biệt, phải làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chậm tiến độ thi công công trình; chủ trì, phối hợp với UBND quận Tây Hồ xây dựng phương án phòng, chống thiên tai năm 2023 theo đúng quy định của Luật Phòng, chống thiên tai. Trong đó, xác định đoạn đê hữu Hồng nêu trên là trọng điểm đê điều xung yếu cấp thành phố để xây dựng phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ chủ động phối hợp, hướng dẫn Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội thực hiện; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ đạo trên; kiến nghị xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền các sai phạm (nếu có) của chủ đầu tư…

Xem thêm video được bạn đọc quan tâm:

Nam Bộ Đón Đợt Mưa Dông Diện Rộng Kéo Dài Nhiều Ngày | SKĐS

Thành Long
Ý kiến của bạn