Hiện nay bệnh sởi đã bùng phát ở một số địa phương tại nước ta và một số nước khác trên thế giới. Một thuật ngữ được các nhà khoa học hay dùng bên cạnh bệnh nhân bị mắc bệnh sởi là sốt phát ban dạng sởi. Sốt phát ban dạng sởi thường được đề cập đến là bệnh sởi rubella, còn được gọi là bệnh sởi đức hay bệnh rubeol. Cần quan tâm đến bệnh này để phân biệt và xử trí phù hợp.
Trên thực tế, bệnh sởi đức (german measle) không có liên quan gì đến nước Đức (German) mà chúng chỉ có nguồn gốc từ tiếng Latin “germanus” có nghĩa là tương tự với ý nghĩa mô tả bệnh rubella, bệnh rubeol có một số biểu hiện lâm sàng giống như bệnh sởi.
Các thể bệnh lâm sàng
Bệnh sởi đức diễn biến trên lâm sàng với 2 thể bệnh là thể thông thường và thể có biến chứng.
Thể thông thường có 3 dấu hiệu sốt, nổi hạch, phát ban ngoài da và niêm mạc. Bệnh nhân sốt nhẹ dưới 38,5oC và hết sốt khi có phát ban. Triệu chứng phát ban không phải trường hợp nào cũng có, nếu bị phát ban thì thường nổi ban đỏ ở mặt trước và sau 24 giờ mới có ở toàn thân. Ban đỏ dạng sởi nhưng không để lại vết thâm và thường hết sau 3 ngày. Ban dạng nốt xuất huyết có thể ở niêm mạc vòm miệng, niêm mạc mắt, niêm mạc mũi.
Thể có biến chứng hay gặp ở nam giới, trên đối tượng người lớn và thanh niên với các biến chứng khác nhau. Biến chứng viêm đa khớp thường xảy ra vào ngày thứ hai dễ nhầm lẫn với đợt thấp khớp dạng thấp tiến triển nhưng chúng tự khỏi sau từ 15 - 30 ngày và không để lại di chứng. Biến chứng tử ban với dấu hiệu nốt xuất huyết dưới da sau để lại vết thâm do hạ tiểu cầu nhưng rất hiếm; bệnh khỏi sau từ 2 - 4 tuần; dùng thuốc corticoides có thể có tác dụng, ít trường hợp phải truyền tiểu cầu. Biến chứng viêm não-mạng não hiếm gặp, thường xảy ra từ 2 - 4 ngày đầu sau khi nổi ban; có 3 dấu hiệu của viêm màng não như: đau đầu, nôn, cổ cứng và kèm theo dấu hiệu tổn thương não như rối loạn ý thức, liệt tay chân, rối loạn điều hòa vận động chân tay.
Ngoài ra, còn có thể bệnh sởi đức hay bệnh rubella bẩm sinh có thể phát hiện sau khi trẻ sinh ra hoặc vài năm sau mới xuất hiện với các triệu chứng như: tổn thương mắt, đục thủy tinh thể hai bên, đục giác mạc, tai điếc, tổn thương thần kinh, chậm phát triển tinh thần, não bộ bé lại...
Phân biệt với bệnh sởi
Bệnh sởi đức hay bệnh sởi rubella, bệnh rubeol thường phát triển mạnh vào mùa đông xuân và xuất hiện từ nhiều năm nay ở nước ta nhưng ít được chú ý phát hiện do thời điểm bùng phát của chúng trùng hợp với thời gian phát triển bệnh sởi và thường được thống kê chung vào bệnh sởi hay sốt phát ban dạng sởi. Bệnh có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi, sau thời gian ủ bệnh từ 12 - 23 ngày sẽ khởi phát với triệu chứng sốt nhẹ; còn những triệu chứng ho, chảy nước mắt và mũi, đi tiêu chảy... hầu như không phát hiện được. Khi bệnh toàn phát mới xuất hiện rõ các dấu hiệu: mệt mỏi, sốt, chảy nước bọt ở miệng và rõ ràng nhất là nổi mẩn đỏ trên da giống như bệnh sởi. Nếu bệnh nhân là trẻ em thì trẻ ít khi nằm li bì; có dấu hiệu sung huyết ở mắt, da mặt, hạch sưng to ở dọc hai bên cổ và không đau. Các nốt ban đỏ nổi trên da dưới dạng những chấm đỏ mọc rải rác không theo tuần tự như ở bệnh sởi và bệnh nhân có thể thấy đau khớp. Khi bệnh lui thường người bệnh hết sốt, nốt ban đỏ bay nhanh không theo quy luật tuần tự như lúc mọc ban đầu và không để lại các dấu vết ở trên da, triệu chứng sưng hạch mất đi và trở về bình thường muộn hơn thường sau một tuần. Thực tế cho thấy, hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh sởi đức hay sởi rubella hiện nay thường xảy ra ở người lớn trẻ tuổi chưa có miễn dịch nhiều hơn là trẻ em. Các nhà khoa học ước tính có khoảng 10% số người lớn trẻ tuổi dễ mẫn cảm đối với bệnh, đặc biệt là phụ nữ có thể gây nguy hiểm cho những đứa con của họ ở vào một thời điểm nào đó khi mang thai.
Đối với bệnh sởi, bệnh thường gặp ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên. Sau thời gian ủ bệnh từ 7 - 10 ngày, bệnh khởi phát trong vòng từ 2 - 3 ngày với các triệu chứng như sốt đột đột trên 38oC, chảy nhiều nước mắt làm mắt ướt lèm nhèm, chảy nước mũi và tiêu chảy... Khi bệnh toàn phát thì có triệu chứng sốt cao từ 38,5 - 39oC; bệnh nhân li bì, mệt mỏi; các ban đỏ của sởi mọc ở da nổi dày, mịn, xuất hiện ở sau tai, lan ra mặt, xuống cổ, thân mình và tứ chi trong vòng 1 - 2 ngày. Bệnh sẽ lui dần khi hết sốt, nốt ban đỏ bay mất dần theo trình tự mọc lúc ban đầu và thường để lại những vết thâm ở trên da. Đặc biệt, bệnh sởi thường để lại nhiều biến chứng khi bệnh toàn phát hoặc thoái lui như: viêm phổi, viêm phế quản, tiêu chảy mất nước... có thể dẫn đến tử vong nhất là trẻ em dưới 1 tuổi. Ngoài ra, biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang, viêm răng lợi, suy dinh dưỡng, viêm loét giác mạc, nhiễm lao và các bệnh nhiễm trùng khác... cũng được ghi nhận.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Ngoài các loại vắc-xin đơn giá phòng bệnh sởi và sởi rubella riêng biệt, thị trường hiện tại đã có những loại vắc-xin phối hợp phòng bệnh sởi, quai bị và rubella khá tiện dụng. Vắc-xin phối hợp sởi - quai bị - rubella có các loại như: vắc-xin MMR II (measle-mumps-rubella) là vắc-xin sống giảm độc lực với thời gian bảo vệ hơn 11 năm, vắc-xin Trimovax với thời gian bảo vệ hơn 10 năm.
Vắc-xin MMR II được chỉ định tiêm cho trẻ từ 15 tháng tuổi trở lên, nên tiêm liều thứ hai bằng vắc-xin MMR II hoặc vắc-xin đơn giá. Tại những vùng mà bệnh sởi xuất hiện với tỉ lệ cao ở trẻ dưới 15 tháng tuổi thì có thể tiêm sớm hơn. Trẻ được tiêm vắc-xin khi chưa được 12 tháng tuổi thì cần được tiêm nhắc lại sau khi được 15 tháng tuổi. Hầu hết trẻ em từ 12 -14 tháng tuổi đã có đáp ứng miễn dịch nhưng có thể tiêm liều nhắc lại khi trẻ đến tuổi đi học hoặc muộn hơn. Những trẻ em chưa được tiêm vắc-xin sinh ra từ người mẹ mang thai mẫn cảm cần được tiêm vắc-xin rubella sống giảm độc lực. Những trẻ em cảm thụ với một hoặc nhiều bệnh của vắc-xin, cần được tiêm loại vắc-xin đơn giá sởi, quai bị, hoặc rubella hay một vắc-xin phối hợp phù hợp. Tuy nhiên trên thực tế, vắc-xin MMR II thích hợp đối với những người cảm thụ bệnh quai bị, rubella và sởi. Nếu không có vắc-xin đơn giá thì nên dùng vắc-xin phối hợp MMR II. Vắc-xin được tiêm vào dưới da và thường tiêm vào mặt ngoài phía trên của cánh tay, không được tiêm vào mạch máu. Vắc-xin này tiêm phòng giống nhau cho tất cả mọi lứa tuổi và đối tượng với liều 0,5ml vắc-xin đã hồi chỉnh. Cần chú ý không tiêm globulin miễn dịch đồng thời với tiêm vắc-xin MMR II.
Vắc-xin Trimovaxđược chỉ định tiêm phòng sởi, quai bị, rubella cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên. Đối với những trẻ em ở môi trường đặc biệt như ở các trung tâm chăm sóc trẻ em thì có thể tiêm từ lúc 9 tháng tuổi. Thông thường tiêm một liều 0,5ml cho trẻ em từ 12 - 15 tháng tuổi. Tuy vậy đối với trẻ em tiêm mũi đầu tiên trước khi được 12 tháng tuổi thì nên tiêm một liều thứ hai sau mũi tiêm đầu tiên khoảng 6 tháng, nhất là những trẻ em sống trong môi trường đặc biệt.
Vắc-xin MMR II hay vắc-xin Trimovax có thể nói là loại vắc-xin “3 trong 1” dùng để phòng ngừa được cả 3 bệnh sởi, quai bị và sởi rubella khá thuận lợi.
Hiện nay, bệnh sởi đức hay sởi rubella và bệnh sởi thông thường có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin phòng bệnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đó là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân lẫn cộng đồng mà người dân cần phải đặc biệt quan tâm.
TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH
- Bệnh sởi và những biến chứng
- Nguyên tắc chữa sởi của Hải Thượng Lãn Ông
- Trước nguy cơ bệnh sởi quay trở lại: Chủng ngừa bằng vắc-xin nào?
- Món ăn thuốc cho người bệnh sởi
- Dự phòng và điều trị bệnh sởi thế nào?
- Bệnh sởi, Đông y chữa thế nào?
- Không tiêm phòng sởi, trẻ bị biến chứng viêm phổi suýt chết
- Chủ quan với sởi, nhiều trẻ bị “bỏ quên” tiêm chủng
- Phân biệt sởi và thủy đậu
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm bệnh nhân sởi
- Bệnh sởi hoành hành, vì sao?
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát bệnh sởi tại BV Nhi TW
- Thành lập 5 đoàn kiểm tra phòng chống dịch bệnh sởi tại Hà Nội và TP.HCM
- Chưa công bố dịch sởi, vì sao?
- Phòng chống bệnh sởi cho trẻ em: Xin đừng nhẫn tâm câu view
- Thực phẩm phòng sởi hiệu quả cho bé
- Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng
- Người lớn cũng cần đề phòng sởi
- Đề xuất thanh toán BHYT đối với các ca sởi vượt trần
- Tình hình bệnh sởi ở một số địa phương
- Cảm động thầy thuốc suốt đêm bóp bóng cho bệnh nhi sởi
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương dập tắt dịch sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ
- Dịch sởi ở châu Âu và Mỹ do cha mẹ bỏ quên tiêm chủng
- Hoạt hình ý nghĩa về bệnh sởi
- Người lớn chủ quan với bệnh sởi
- Chẩn đoán và điều trị bệnh sởi như thế nào?
- Bức xúc trò trục lợi kiếm tiền từ dịch sởi
- Trị bệnh sởi theo phương pháp Đông y
- Tin nóng: Bệnh sởi đã có dấu hiệu giảm
- Bộ Y tế quyết liệt khống chế bệnh sởi
- Sẽ có thuốc kháng virus chặn đứng bệnh sởi?
- Cách phòng tránh bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng
- Chữa bệnh sởi bằng bài thuốc cổ truyền
- Lời khuyên điều trị của chuyên gia khi trẻ mắc sởi
- 57,4% số trẻ trong diện tiêm được tiêm phòng sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ
- Cuộc chiến chống dịch sởi: Y bác sĩ quên ăn chống dịch
- Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện đề tài quốc gia nghiên cứu sởi
- Dịch sởi: Đôi lời từ “tâm bão”