Tuần qua, bên cạnh biển Đông, một sự kiện lôi cuốn sự chú ý của cả thế giới - đó là cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống V.Putin với người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko. Liệu số phận của Ukraine có sáng sủa hơn sau cuộc gặp lịch sử trên cùng lời hứa hẹn hỗ trợ từ Mỹ?
Bản tin về cuộc gặp của Tổng thống Nga với ông Petro Poroshenko được các phương tiện truyền thông thế giới đánh dấu “breaking news” (tin nổi bật). Ông Putin cho biết, ông đã nói chuyện với người đồng cấp Ukraina trong vòng 15 phút. Mặc dù đây không phải là cuộc trao đổi chi tiết, nhưng hai ông đã đề cập đến những vấn đề quan trọng liên quan đến việc giải quyết tình hình ở Ukraina và phát triển quan hệ kinh tế song phương. Tổng thống Nga nói: “... Tôi không thể không hoan nghênh quan điểm của ông Poroshenko về việc cần phải ngay lập tức chấm dứt cảnh đổ máu ở miền Đông Ukraina và ông có một kế hoạch nhằm giải quyết vấn đề này. Nhưng các bạn không nên hỏi tôi kế hoạch này là như thế nào, sẽ tốt hơn nếu các bạn hỏi ông Poroshenko. Tôi đã nhắc lại rằng, trong trường hợp này, các bên đàm phán không phải là Nga và Ukraina - vì Nga không tham gia vào cuộc xung đột - mà là chính quyền Kiev và đại diện các khu vực phía Đông, những người ủng hộ phương án liên bang hóa Ukraina. Vẫn chưa rõ và tôi cũng không thể nói chắc chắn phải làm thế nào để thực hiện kế hoạch này, nhưng tôi có ấn tượng rằng, ông Poroshenko có thái độ đúng đắn, tôi thích cách tiếp cận như vậy. Tôi hy vọng rằng, kế hoạch này sẽ được thực hiện. Nếu điều này xảy ra thì sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước trong các lĩnh vực khác, bao gồm cả trong nền kinh tế”.
Cuộc trò chuyện không chính thức của Tổng thống Nga với Tổng thống Mỹ chỉ kéo dài 10-15 phút. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết: “Mặc dù không có cuộc gặp riêng, hai nhà lãnh đạo đã có cơ hội để trao đổi quan điểm về tình hình ở Ukraina cũng như về cuộc khủng hoảng ở phía Đông của đất nước này. Ông Putin và ông Obama đều nói lên ý kiến phải sớm chấm dứt cảnh bạo lực và hành động chiến sự”.
Nhằm chuẩn bị cho việc tư vấn, các quan chức quốc phòng Mỹ đã gặp chính quyền Kiev nhằm thảo luận về cách hai quốc gia sẽ “tăng cường hợp tác quân sự lâu dài nhằm giúp Ukraine xây dựng một lực lượng và nền tảng quân sự hiệu quả cao”, đại diện Lầu Năm Góc Eileen Lainez cho biết. Lầu Năm Góc sẽ cân nhắc việc gửi các cố vấn quân sự như một bước đầu hình thành một nền tảng bền vững cho những nỗ lực tương lai của Mỹ nhằm hỗ trợ quân đội Ukraine qua công tác huấn luyện, giáo dục và trợ cấp. Lời phát biểu của ông Lainez đến sau khi Tổng thống Obama hứa sẽ cung cấp đầy đủ sự giúp đỡ quân sự cho Kiev bao gồm việc huấn luyện cho lực lượng chấp pháp và các nhân sự quân đội vào hồi đầu tuần. Người phát ngôn của Lầu Năm Góc cũng khẳng định rằng họ không theo đuổi biện pháp quân sự đối với vấn đề Ukraine mà chỉ đang làm mọi việc có thể chấp nhận được nhằm bình ổn tình hình.
Cho đến thời điểm hiện tại, Nhà Trắng đã chi tổng cộng 23 triệu USD tiền hỗ trợ an ninh cho Ukraine. Ông Obama cho biết Mỹ đã cung cấp cho Ukraine 5 triệu USD tiền hỗ trợ cho việc trang bị quân trang và các dụng cụ liên lạc. Nhà Trắng cũng chuẩn bị 300.000 bữa ăn và các nguồn cung cấp dược phẩm, mũ bảo hiểm và radio cầm tay. Lời hứa của Tổng thống Obama còn bao gồm việc đầu tư thêm 1 tỉ USD như một động thái nhằm tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở đông Âu nhằm giúp Ukraine bảo vệ lãnh thổ của mình. Bên cạnh đó, Mỹ vừa công bố thêm khoản viện trợ 48 triệu USD cho Ukraine nhằm giúp Chính phủ nước này thực hiện những cải cách chủ chốt. Thông báo đăng trên website của Nhà Trắng cho biết, khoản hỗ trợ cũng nhằm giúp Ukraine tăng cường khả năng thực thi pháp luật và thúc đẩy đoàn kết dân tộc. Khoản viện trợ bổ sung được Mỹ công bố trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Ukraine Poroshenko ngày 7/6 đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, cam kết duy trì sự thống nhất của quốc gia Đông Âu đang chìm trong khủng hoảng và xung đột sâu sắc.
Nhìn toàn cục có thể thấy, cả hai ông lớn Nga và Mỹ đều có những bước lùi mềm mỏng trong vấn đề Ukraine. Cùng với sự đắc cử Tổng thống của ông vua socola Poroshenko, một nhà kinh tế mềm mỏng, hy vọng số phận Ukraine sẽ dần thoát khỏi ngõ cụt.
Phan Tùng
- Mỹ lôi kéo các nước Baltic nhằm đối trọng với Nga về Ukraine
- Ukraine: Đụng độ giữa hai nhóm biểu tình ở Sevastopol
- Làn sóng ủng hộ Nga lan rộng ra các tỉnh miền Đông Ukraine
- Mỹ kêu gọi 6 nước họp bàn về khủng hoảng Ukraine
- Cơ quan an ninh, truyền thông Ukraine bị tấn công mạng
- Mỹ cấm cấp thị thực cho người bị cáo buộc gây chia rẽ Ukraine
- Ukraine tố quân Nga chiếm đơn vị tên lửa ở Crimea
- Nga Mỹ nỗ lực đàm phán về căng thẳng ở Ukraine
- Nga thử tên lửa đạn đạo giữa căng thẳng Ukraine
- Tổng thống Nga thị sát tập trận bắn đạn thật gần Ukraine
- quốc hội Ukraine
- truyền thông Ukraine
- chính trị UKraine
- Nga bên ngoài đơn vị quân đội Ukraine
- phong tỏa bờ biển Ukraine
- số người Việt có quốc tịch Ukraine
- Đại sứ Ukraine
- hải quân Ukraine
- Ukraine hé lộ hàng nghìn tài liệu mật
- Tổng thống tạm quyền Ukraine
- Tổng thống V.Putin được hay mất trong ván bài Crimie?