Số phận Nga trong bữa tối tuyệt mật của EU

21-03-2014 19:17 | Quốc tế
google news

Chỉ có lãnh đạo cao nhất của 28 quốc gia thuộc EU được có mặt trong bữa ăn tối bí mật – không đem thoại, không đem trợ lý và không được mang bất kỳ thiết bị nghe nhìn nào, bàn về các biện pháp trừng phạt Nga tại cuộc họp thượng đỉnh ở Brussels, Bỉ.

Chỉ có lãnh đạo cao nhất của 28 quốc gia thuộc EU được có mặt trong bữa ăn tối bí mật – không đem thoại, không  đem trợ lý và không được mang bất kỳ thiết bị nghe nhìn nào, bàn về các biện pháp trừng phạt Nga tại cuộc họp thượng đỉnh ở Brussels, Bỉ.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman van Rompuy

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman van Rompuy

EU muốn tỏ ra cứng rắn bằng cách nói đến viễn cảnh một cuộc chiến tranh thương mại với Moscow, nhưng họ cũng phải cân nhắc có nên gia tăng xích mích với Điện Kremlin, vì sợ Moscow cũng gây tổn thất cho họ nếu bùng nổ cuộc chiến này.

Vì thế, các biện pháp đặc biệt được áp dụng tại cuộc họp thượng đỉnh ở Brussels (Bỉ, bắt đầu ngày 20-3, kết thúc tối 21-3) nhằm bảo đảm thông tin mật, cho thấy tính nhạy cảm của vấn đề gây tranh luận giữa lãnh đạo 28 nước thành viên EU.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman van Rompuy (ảnh trên), người chủ trì cuộc họp thượng đỉnh, đã cấm tất cả các trợ lý và cố vấn của những vị lãnh đạo không được dự bữa tiệc tối 20-3, nhấn mạnh việc không cho phép mang theo điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử khác.

Các nhà ngoại giao nói trong lịch sử họp thượng đỉnh EU chưa bao giờ áp dụng các biện pháp này. Bữa ăn tối thượng đỉnh đã được kỳ vọng sẽ là lần đầu tiên đề cập chuyện trừng phạt tài chính-kinh tế đối với Nga, tác động của nó, cùng những tác động mà các nước châu Âu phải chịu từ sự trả đũa của Nga.

Một lãnh vực khiến EU phải lo ngại là năng lượng, do Nga là địa chỉ cung ứng hơn 1/4khí đốt cho EU. Nỗ lực đa dạng hóa nguồn năng lượng của khối này - sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt cho Ukraina hồi năm 2006 và 2009 - cho đến nay chưa đạt tiến triển nào.

Các binh sĩ đang kiểm soát căn cứ hải quân ở cảng Sevastopol (AP)

Các binh sĩ đang kiểm soát căn cứ hải quân ở cảng Sevastopol (AP)

Nhưng dù chỉ trích các hoạt động của Nga, EU khó thể áp đặt thêm sự trừng phạt, do không có sự nhất trí về vấn đề này nơi các nước thành viên, theo một quan chức châu Âu giấu tên, cho đài phát thanh Golos Ameriki biết trong một đoạn vào thứ năm vừa qua.

Đoạn tin này ngược với tuyên bố của nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel, người nói cuộc họp thượng đỉnh “sẽ làm rõ rằng vào bất kỳ lúc nào chúng tôi cũng sẵn sàng áp dụng 3 biện pháp cấm vận nếu tình hình càng xấu đi”. Nhưng Berlin cũng công nhận “thua” chuyện Crimea đã  đồng ý sáp nhập vào Nga: Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nói: “Moscow đã nói rõ rằng Nga không theo đuổi lợi ích  lãnh thổ nào bên ngoài Crimea”.

Theo cổng thông tin điện tử của Điện Kremlin, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki- moon đã bày tỏ  “sự quan ngại sâu sắc” về cuộc khủng hoảng Nga - Ukraina với ông Putin, trong cuộc gặp của hai người tại Điện Kremlin hôm qua.

Theo hãng tin Interfax, Ông Ban cho lãnh đạo Nga biết ông lo ngại về việc quân Nga vừa chiếm các căn cứ quân sự của Ukraina ở Crimea, và ông đề nghị ông Putin “mở một cuộc đối thoại thẳng thắn và trên tinh thần xây dựng” giữa Moscow và Kiev. Đến khi có thông tin mới về cuộc cấm vận của Nga - Mỹ, ông Ban “kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, tránh có hành động thù địch hoặc khiêu khích vốn có thể làm trầm trọng tình hình vốn đã rất bất ổn và rất căng thẳng”, Reuters dẫn lời ông Ban.

Theo Một Thế giới


Ý kiến của bạn