Số ngày rét đậm ở Việt Nam sẽ ít đi, nắng nóng nhiều hơn

21-11-2024 16:37 | Xã hội
google news

SKĐS - Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam cho thấy, nhiệt độ lớn nhất và nhiệt độ nhỏ nhất trung bình năm đều có xu thế tăng ở hầu hết các vùng khí hậu, trong đó nhiệt độ nhỏ nhất tăng mạnh hơn nhiệt độ lớn nhất.

Biến đổi khí hậu đe dọa sức khỏe toàn cầuBiến đổi khí hậu đe dọa sức khỏe toàn cầu

Nhiệt độ kỷ lục, các hiện tượng thời tiết cực đoan, ô nhiễm không khí và sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm đang đe dọa sức khỏe của con người trên khắp thế giới.

Nhiệt độ mùa đông ở Việt Nam ngày càng cao do biến đổi khí hậu

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Cơ quan Khí tượng Hoàng gia Anh tổ chức hội thảo quốc tế về xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam.

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cho biết, kể từ khi Báo cáo đánh giá đầu tiên của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) được công bố vào năm 1990, quá trình phát triển các kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu và khu vực đã có những tiến bộ đáng kể, điển hình là Báo cáo đánh giá về biến đổi khí hậu lần thứ 6 (AR6) được công bố vào năm 2021.

Số ngày rét đậm ở Việt Nam sẽ ít đi, nắng nóng nhiều hơn- Ảnh 2.

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ mùa đông ngày càng tăng cao.

Tiếp theo các kịch bản biến đổi khí hậu 2020 và dựa trên Báo cáo đánh giá về biến đổi khí hậu lần thứ 6 của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, bản cập nhật tiếp theo của các kịch bản biến đổi khí hậu, dự kiến công bố vào năm 2025 nhằm mục đích cung cấp các dự báo nâng cao cho khí hậu trong tương lai theo các kịch bản phát thải mới, kịch bản chia sẻ kinh tế - xã hội (SSP), tập trung vào các hiện tượng khí hậu cực đoan, đặc biệt là ở khu vực đô thị; mực nước biển dâng với khả năng ngập lụt ở cấp huyện. Bản cập nhật này sẽ phù hợp với nhu cầu của các bộ, ngành, địa phương và các bên liên quan để hỗ trợ phát triển bền vững và việc lập kế hoạch hiệu quả các chiến lược.

"Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu đóng vai trò đầu mối quốc gia chịu trách nhiệm cập nhật thường xuyên các kịch bản biến đổi khí hậu 5 năm một lần theo quy định của Luật Khí tượng và Thủy văn. Theo kế hoạch, bản thảo đầu tiên của các kịch bản biến đổi khí hậu cập nhật sẽ được hoàn thành vào quý I năm 2025. Bản thảo thứ hai dự kiến hoàn thành vào quý II năm 2025. Bản thảo cuối cùng sẽ được trình lên Bộ Tài nguyên và Môi trường vào cuối năm 2025", PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà cho biết.

TS Trần Thanh Thủy, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cho biết, từ số liệu quan trắc thuộc Dự án cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, cho thấy, nhiệt độ lớn nhất và nhiệt độ nhỏ nhất trung bình năm đều có xu thế tăng ở hầu hết các vùng khí hậu của Việt Nam; trong đó nhiệt độ nhỏ nhất tăng mạnh hơn nhiệt độ lớn nhất.

Số ngày rét đậm, rét hại có xu thế giảm ở khu vực phía Bắc; số ngày nắng nóng có xu thế tăng trên đa phần diện tích cả nước; trong đó, khu vực phía Bắc tăng mạnh hơn khu vực phía Nam. Lượng mưa cực trị có xu thế giảm ở đa phần diện tích khu vực Bắc Bộ và Nam Bộ và có xu thế tăng đa phần diện tích khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên.

Tổng lượng mưa năm, phía Bắc có xu thế giảm dưới 6%; phía Nam có xu thế tăng phổ biến từ 4 - 10%. Số xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông có xu thế tăng nhẹ trong khi số xoáy thuận nhiệt đới ảnh hưởng và đổ bộ vào Việt Nam có xu thế giảm nhẹ.

Thời tiết sắp tới có gì đặc biệt?

Trưa 21/11, đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết dự báo trong giai đoạn từ nay đến ngày 20/12, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh, dông, lốc xoáy trên biển có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên khu vực Biển Đông.

Cũng khoảng thời gian trên, ở trên đất liền, mưa lớn, dông mạnh kèm theo lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể ảnh hưởng lớn đến sản xuất và các hoạt động dân sinh, đặc biệt tại khu vực Trung Trung Bộ trở vào phía Nam.

Thông tin cụ thể, đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết từ ngày 21/11-20/12/2024, bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền của Việt Nam có khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ (trung bình nhiều năm trên khu vực biển Đông là 1,2 cơn; trung bình nhiều năm đổ bộ là 0,6 cơn).

Về không khí lạnh, cơ quan khí tượng dự báo trong khoảng thời gian trên, không khí lạnh có khả năng hoạt động yếu hơn so với trung bình nhiều năm. Riêng cuối tháng 11 và những ngày đầu tháng 12/2024, không khí lạnh có thể hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Nhiệt độ trung bình trên cả nước trong thời kỳ từ ngày 21/11-20/12/2024, phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Về xu thế mưa, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo trong khoảng thời gian trên, ở khu vực Trung Bộ có khả năng xuất hiện các đợt mưa lớn diện rộng (tập trung chủ yếu từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa). Riêng khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ còn xuất hiện mưa rào và dông, tập trung vào thời điểm cuối tháng 11, trong đó có ngày có mưa vừa, mưa to.

Tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ được cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia dự báo phổ biến thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 10-30%; khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, riêng Trung Trung Bộ cao hơn 5-15%.

Tăng nguy cơ suy thận do khí hậu cực đoanTăng nguy cơ suy thận do khí hậu cực đoan

SKĐS - Ngày 13/9, theo The Guardian, các nhà nghiên cứu nhận thấy nhiệt độ cực đoan không chỉ gây sốc nhiệt mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim, suy giảm trí nhớ và đặc biệt là suy thận.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Đòn trả thù kinh hoàng của nữ sinh ngành Luật, trút mưa búa vào “con nợ” để bảo vệ bố


Tô Hội
Ý kiến của bạn