Sơ kết thực hiện Đề án 1816, giai đoạn 2008-2010: Thành công nhờ sức mạnh tập thể

30-05-2011 21:53 | Thời sự
google news

Thấm thoắt đã hơn 2 năm kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định triển khai Đề án 1816 về cử cán bộ có chuyên môn luân phiên từ tuyến trên về tuyến dưới. Thành công bước đầu của hơn 2 năm thực hiện Đề án 1816 đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ghi nhận:

Thấm thoắt đã hơn 2 năm kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định triển khai Đề án 1816 về cử cán bộ có chuyên môn luân phiên từ tuyến trên về tuyến dưới. Thành công bước đầu của hơn 2 năm thực hiện Đề án 1816 đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ghi nhận: Thay mặt hơn 4 triệu người dân được thụ hưởng trực tiếp từ đề án, thay mặt Chính phủ, tôi gửi lời cảm ơn đến Bộ Y tế, các thầy thuốc trên khắp mọi miền đất nước đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Học hỏi nhiều từ cơ sở

Là người khởi xướng và đầy tâm huyết với Đề án 1816, phát biểu khai mạc Hội nghị trực tuyến, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu khẳng định: “Đề án 1816 đã thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Đã có hàng ngàn lượt cán bộ y tế từ Trung ương xuống hỗ trợ các cơ sở y tế tuyến tỉnh, chuyển giao hàng ngàn kỹ thuật cho bệnh viện tuyến dưới, đào tạo hàng chục ngàn lượt cán bộ, trực tiếp khám và điều trị cho hàng trăm ngàn lượt bệnh nhân, phẫu thuật hàng ngàn ca, đặc biệt nhiều ca bệnh hiểm nghèo được cứu sống và giảm đáng kể tỷ lệ chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Đề án được nhân dân đón nhận, hoan nghênh, đồng tình và ủng hộ . Điều đó khẳng định Đề án 1816 là chủ trương đúng đắn của ngành y tế, phù hợp với ý Đảng và lòng dân.”

 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu chủ trì hội nghị. Ảnh: TM 

ThS. Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế: Đề án 1816 đa cơ bản thực hiện 3 mục tiêu ban đầu đề ra

Thực hiện Đề án 1816 có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tại cộng đồng. Đồng thời đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ có trình độ chuyên môn, từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tại địa phương. 3 mục tiêu của đề án là nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa thiếu cán bộ y tế; giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là các bệnh viện Trung ương; chuyển giao công nghệ kỹ thuật và đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho thầy thuốc tuyến dưới đa cơ bản đạt được.

Quả thật, nhìn lại hơn 2 năm thực hiện Đề án 1816, tính đến nay nếu tính thời gian bằng ngày chỉ có hơn 800 ngày, nhưng hiệu quả của đề án là không thể đo đếm hết được. Nhiều ca bệnh khó, tưởng chừng không thể cứu chữa, nhưng bằng năng lực và lòng quyếttâm “giành lại sự sống từ tay thần chết”, các bác sĩ tuyến trên về chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới đã chung lưng đấu cật, “3 cùng” với thầy thuốc cơ sở, đưa nhiều người bệnhtrở lại cuộc sống bình thường. Hơn thế nữa, với sự giúp đỡ vô tư, chân tình của thầy thuốc tuyến trên mà các thầy thuốc tuyến dưới đã có thêm tự tin, bản lĩnh nghề nghiệp, trực tiếp giải quyết nhiều ca bệnh khó ngay tại bệnh viện địa phương. Người bệnh không phải chuyển lên bệnh viện tuyến Trung ương, vừa xa xôi, vừa tốn kém thời gian, tiền bạc đi lại, lại được chữa bệnh ở gần nhà, nhờ vậy hiệu quả xã hội và tính nhân văn của Đề án 1816 ngày càng được lan rộng và có sức sống mạnh mẽ. Có mặt tại điểm cầu Hà Nội, BS. Nguyễn Thuần đến từ Bệnh viện TW Huế, mái tóc đã có nhiều sợi bạc nhưng phát biểu của ông trên diễn đàn đã khiến các đại biểu tham dự không khỏi xúc động: Tôi xung phong đi luân phiên về cơ sở trong 9 tháng, tại 3 bệnh viện khác nhau. Nhờ vậy, tôi đã cảm nhận hết những khó khăn và nhọc nhằn của đồng nghiệp ở cơ sở. Họ phải chịu một áp lực công việc lớn. Phải giải quyết quá nhiều công tác sự vụ không thuộc chuyênmôn. Đồng nghiệp tại cơ sở của tôi khi trực còn phải giã gạo, phải đi mổ phiên trong lúc trực cấp cứu. Họ là tấm gương "Lương y như từ mẫu" mà tôi rấ t thán phục.

Tâm sự của BS. Nguyễn Thuần cũng chính là tâm tư, tình cảm của nhiều thầy thuốc tuyến Trung ương về luân phiên ở cơ sở. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc BV Bạch Mai, bệnh viện đi đầu trong thực hiện Đề án 1816, người đã trực tiếp lặn lội cùng các bác sĩ đi luân phiên đến nhiều vùng sâu, vùng xa kể: Các bác sĩ đi luân phiên của bệnh viện chúng tôi về có nói lại, có đi cơ sở, về vùng sâu, vùng xa, cùng làm việc với các bác sĩ tuyến dưới mới thấu hiểu khó khăn của đồng nghiệp mình, mới thấy trân trọng và đồng cảm cho bác sĩ cơ sở.

Trách nhiệm và nghĩa vụ của người thầy thuốc

Một trong những mục tiêu mà Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết thực hiện Đề án 1816 giai đoạn 2008-2010 là nhằm đánh giá những kết quả đạt được, rút ra những bài học kinh nghiệm, phát huy những mặt mạnh, thành quả đạt được, đồng thời khắc phục hạn chế, bàn kế hoạch và giải pháp vượt qua khó khăn, thách thức để tiếp tục thực hiện đề án, theo tinh thần “trách nhiệm và nghĩa vụ” của cán bộ y tế đối với xã hội như Luật Khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 đã quy định.

 Toàn cảnh hội nghị trực tuyến sơ kết đề án 1816. Ảnh: TM

Tại hội nghị, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế, đã phát cho các đại biểu dự hội nghị, dự thảo lần 2, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo ghi nhận của phóng viên tại hội nghị, các đại biểu đều rất quan tâm đến bản dự thảo lần này và mong muốn trong quá trình lấy ý kiến tiếp thu từ cơ sở, sẽ có nhiều đóng góp quý giá để khi ban hành Quyết định của Thủ tướng sẽ đi ngay vào đời sống, góp phần thu hẹp khoảng cách vùng miền, tạo công bằng trong công tác chăm sóc sức khỏe.

Trong bài phát biểu, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tổng kết ngắn gọn về thành công của Đề án 1816, đó là nhờ sự thống nhất chủ trương và vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, đã tạo ra sức mạnh tổng hợp, hoạt động triển khai đồng bộ, thống nhất từ TW đến địa phương và cơ sở. Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Y tế đã tổ chức tập trung và có sự giám sát liên tục từ việc phổ biến quán triệt, tuyên truyền, khảo sát, lập kế hoạch, đánh giá rút kinh nghiệm, tranh thủ các nguồn lực xã hội hóa, từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước…

Thành công của Đề án 1816 là sự thể hiện truyền thống văn hoá và bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam, đó là tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau, đồng nghiệp hỗ trợ giúp đỡ nhau. Thực hiện tốt Đề án 1816 đã góp phần thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an sinh xã hội. Việc triển khai thực hiện thành công Đề án có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn, góp phần giải quyết những khó khăn, những bức xúc trong lĩnh vực y tế mà xã hội đang quan tâm, nhất là trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay.
 
Theo Quyết định số 1250/QĐ-BYT ngày 26/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 1816 giai đoạn 2008-2010, đa có 202 tập thể và 845 cá nhân nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế. Báo Sức khỏe&Đời sống đa vinh dự nhận được 4 bằng khen của Bộ trưởng, trong đó có một bằng khen cho tập thể báo và một tập thể cho Ban Dược – Cuối tháng, cùng 2 cá nhân. Nhà báo, TTƯT Trần Sĩ Tuấn, Tổng biên tập báo Sức khỏe&Đời sống vinh dự được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế.

 

Anh Tuệ


Ý kiến của bạn