Sở GTVT Hà Nội nói gì về phản biện đề án thu phí vào nội đô?

20-10-2022 16:42 | Thời sự

SKĐS - Sở GTVT Hà Nội cho biết, đề án thu phí vào nội đô đang trong quá trình xây dựng và sẽ tiếp thu các nội dung phản biện xã hội.

Bất ngờ về khảo sát thu phí vào nội đô Hà NộiBất ngờ về khảo sát thu phí vào nội đô Hà Nội

SKĐS - Theo kết quả khảo sát online và điều tra xã hội học của Hà Nội, 39,7% số người ủng hộ việc thu phí vào nội đô và mức phí được chấp nhận là 22,3 nghìn đồng/lượt.

Chiều 20/10, Sở GTVT Hà Nội thông tin về đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Đề án được kỳ vọng hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào nội đô.

Sở GTVT Hà Nội cho biết quá trình xây dựng đề án, các đơn vị liên quan đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, tham vấn ý kiến của cộng đồng dân cư, chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực và nhận được nhiều ý kiến đóng góp.

Ngoài ra, đơn vị cũng chỉ rõ 3 điều kiện kỹ thuật cần thiết để đề án được triển khai.

Thứ nhất, điều kiện về công nghệ thu phí bao gồm số hóa, đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu và chia sẻ dữ liệu về hạ tầng, phương tiện giao thông và trang thiết bị trên các phương tiện.

Việc này nhằm thực hiện được thu phí không dừng và xử lý vi phạm bằng hình ảnh (phạt nguội); đảm bảo không ùn tắc giao thông tại các khu vực thu phí.

Sở GTVT Hà Nội nói gì về phản biện đề án thu phí vào nội đô? - Ảnh 2.

Đề án thu phí ô tô vào nội đô của Hà Nội đang gặp nhiều ý kiến phản biện.

Thứ hai, điều kiện vận tải công cộng đảm bảo năng lực đáp ứng tối thiểu 30% nhu cầu đi lại của người dân. Từ đó, người đi ôtô cá nhân có thể chuyển đổi phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng.

Thứ ba, các điều kiện về kết cấu hạ tầng giao thông; hệ thống điểm giao thông tĩnh, bãi đỗ xe và trung chuyển (bãi Park&Ride - P&R) cần đảm bảo để kết nối giữa các loại hình giao thông cá nhân với giao thông công cộng.

Điều kiện này nhằm phục vụ hành khách trung chuyển thuận lợi từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng.

"Đề án đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, việc lắng nghe và tiếp thu các nội dung phản biện xã hội, ý kiến đa chiều từ truyền thông là rất cần thiết", theo Sở GTVT Hà Nội.

Sở GTVT Hà Nội nói gì về phản biện đề án thu phí vào nội đô? - Ảnh 3.

Hà Nội nêu 3 điều kiện cần đảm bảo để triển khai thu phí ôtô vào nội đô là công nghệ thu phí, vận tải hành khách công cộng và hệ thống bãi đỗ xe.

Đơn vị này cũng cho biết, đề án được xây dựng dựa trên cơ sở các văn bản pháp lý đã được Quốc hội, HĐND Hà Nội thông qua.

Vì vậy, Sở GTVT Hà Nội giao nhiệm vụ cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố (Tramoc) nghiên cứu và xây dựng đề án là đúng tinh thần chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền. Hiện Tramoc đã ký hợp đồng tư vấn với Trung tâm tư vấn phát triển giao thông vận tải thuộc Đại học Giao thông Vận tải để tiến hành nghiên cứu và xây dựng đề án.

Trước đó, ngày 18/10, Tramoc báo cáo kết quả khảo sát ý kiến người dân về đề án thu phí ô tô vào nội đô và đề xuất thí điểm từ năm 2024 (có 39,7% số người ủng hộ việc thu phí; 33,2% số người ủng hộ với điều kiện kèm theo; 27,1% không ủng hộ).

Tuy nhiên, đề xuất này gặp phải phản biện của nhiều chuyên gia khi cho rằng việc thu phí ô tô vào nội đô khó có thể giải quyết được ùn tắc và ô nhiễm, nhất là khi hệ thống giao thông công cộng của Hà Nội chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều người dân.

Hà Nội hiện có 7.671.551 phương tiện (trong đó: 1.034.510 ô tô, 6.458.009 mô tô, 179.032 xe máy điện). Ngoài ra còn các phương tiện mang biển ngoại giao, biển quốc tế, biển số xe của các cơ quan Trung ương do Bộ Công an quản lý, xe quân đội, xe tỉnh ngoài, xe đạp,... hoạt động trên địa bàn thành phố.

Xem thêm video được quan tâm:

Hà Nội truy trách nhiệm người đứng đầu nếu để thiếu xăng dầu

Hàng loạt lý do khiến Hà Nội chưa thể thu phí vào nội đôHàng loạt lý do khiến Hà Nội chưa thể thu phí vào nội đô

SKĐS - Nhiều chuyên gia cho rằng, chỉ khi Hà Nội hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng thì mới có thể triển khai phương án thu phí vào nội đô và chỉ nên áp dụng ở giờ cao điểm để tránh ùn tắc.


Nhóm PV
Ý kiến của bạn