Ở trẻ sơ sinh, sặc sữa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Tư thế cho trẻ bú bị sai, ép trẻ bú trong khi trẻ đang quấy khóc; đang ho hoặc khó chịu, sữa chảy quá nhanh quá mạnh, làm trẻ không kịp nuốt, dẫn đến sặc sữa.
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị sặc sữa như: Trẻ đang ngồi chơi, nằm ngủ đột ngột trẻ ho sặc sữa, người tím tái, tím môi, tím tay chân, lạnh người, ngưng thở, ngưng tim.
Khi phát bé bị sặc sữa, người phát hiện cần sơ cứu và gọi người hỗ trợ và nhanh chóng thực hiện sơ cứu sặc sữa bằng động tác vỗ lưng, ấn ngực.
Ấn ngực:
Sau khi vỗ lưng lật ngửa trẻ trên cánh tay phải. Dùng 2 ngón tay trái ấn phần nửa dưới của xương ức 5 cái; động tác này làm tăng áp lực trong lồng ngực, giúp tống dị vật ra ngoài.
Vỗ lưng:
Dùng tay trái giữ chặt vùng cung gò má của trẻ, giữ cho đầu hơi thấp, cổ và thân trẻ thẳng hàng nằm trên cánh tay trái, đầu hơi thấp. Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái vào lưng giữa phần xương bả vai, nhanh mạnh và dứt khoát.
Lúc này, nếu trẻ vẫn chưa tự thở, chưa khóc thì chúng ta thực hiện lại động tác vỗ lưng, ấn ngực lần 2 và có thể lặp lại từ 6 đến 10 lần
Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện sữa hoặc dị vật bị trào ra thì ta làm sạch, có thể kết hợp hà hơi thổi ngạt, thông khí cho trẻ trong lúc vỗ lưng, ấn ngực. Khi bé có tiếng ho là bé đã tái lập lại nhịp thở và nhịp tim, ta dừng động tác vỗ lưng ấn ngực. Làm sạch cho bé, lau sạch, giữ ấm và chuyển bé đến cơ sở y tế.