Số ca tử vong do các bệnh truyền nhiễm tăng nhanh
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Quản lý lâm sàng bệnh Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nặng và bệnh truyền nhiễm mới nổi” do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới, Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức ngày 12/9.
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưưởng Cục Quản lý, Khám chữa bệnh nhấn mạnh, tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm mới nổi đang có xu hướng gia tăng trở lại. Mặc dù giai đoạn 1986 – 2006 tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở y tế công lập giảm đáng kể nhưng đến năm 2010 tỷ lệ này lại bắt đầu tăng trở lại (chiếm 30% các ca tử vong tại các bệnh viện).
PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh phát biểu tại hội nghị
Chỉ trong 10 năm (2003-2013) Việt Nam là nước đứng thứ 3 về sô ca mắc H5N1 ở người trong đó 61 ca tử vong, chỉ trong chưa đầy 1 năm Việt Nam có trên 11.000 trường hợp cúm A (H1N1) và đối mặt với nguy cơ cao của cúm A(H7N9) lây truyền qua đường biên giới.
Với hệ thống cơ sở khám chữa bệnh bao phủ rộng khắp toàn quốc, người bệnh đã được tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng hơn với các dịch vụ y tế. Tuy nhiên, các cơ sở khám chữa bệnh luôn trong tình trạng quá tải, năng lực quản lý, chuyên môn trong việc thu dung, tiếp nhận, điều trị người bệnh nhất là đối với các bệnh truyền nhiễm mới nổi của các cơ sở khám chữa bệnh giữa các tuyến còn chênh lệch nhau khá lớn khiến cho các bệnh viện tuyến cuối càng liên tục phải đối mặt với tình trạng quá tải, nhất là trong các đợt dịch.
“Vì vậy việc nâng cao năng lực trong quản lý lâm sàng các bệnh truyền nhiễm luôn là ưu tiên của Bộ Y tế”- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh nói.
Hàng loạt chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn chuyên môn nhằm thiết lập hệ thống, nâng cao năng lực cho khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Truyền nhiễm, Kiểm soát nhiễm khuẩn đã được ban hành như Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Chống độc năm 2008, Thông tư hướng dẫn Kiểm soát nhiễm khuẩn năm 2009…
Tại hội thảo, ThS Nguyễn Trọng Khoa- Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh cho biết, từ năm 2015, Cục Quản lý Khám chữa bệnh- Bộ Y tế thực hiện khảo sát về tính sẵn sàng đáp ứng với các các bệnh hô hấp cấp tính nặng (SARI) tại 36 bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1, đã đưa ra những kết luận như: Các bệnh viện đều có các trang thiết bị y tế, nhân lực đáp ứng với các trường hợp SARI nặng. Các bệnh viện tại các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh được trang bị tốt hơn nhiều so với bệnh viện tỉnh. Nếu không tính đến buồng cách ly áp lực âm, 76,2 % các bệnh viện có đủ trang thiết bị đáp ứng với SARI.
Tất cả các bệnh viện, đều trong tình trạng quá tải, đặc biệt ở ICU. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc thu dung và điều trị các trường hợp SARI, nhất là trong tình huống có dịch, mặc dù các bệnh viện đều khẳng định có thể nhanh chóng mở rộng quy mô bệnh viện và ICU trong tình huống khẩn cấp.
Các bệnh nhân SARI nặng chủ yếu được đưa vào khoa ICU để điều trị, nhưng hiện nay các khoa ICU còn thiếu nhiều nhân lực, nhất là điều dưỡng. Bên cạnh đó chỉ có 51% các bác sĩ và 35,3 % các điều dưỡng của các bệnh viện được tập huấn xử lý SARI.
Điều trị cho bệnh nhân tại Khoa Truyền nhiễm- Bệnh viện Bạch Mai
Công tác chống nhiễm khuẩn đáp ứng với SARI của các bệnh viện cần tiếp tục được quan tâm đầu tư, hỗ trợ và kiểm tra, nhất là khử khuẩn dây máy thở và chuẩn hóa các buồng cách ly Bộ Y tế xác định việc nâng cao năng lực quản lý, đặc biệt là quản lý trường hợp nặng có tiềm năng đại dịch là một lĩnh vực ưu tiên; nhằm thực hiện mục tiêu của IHR (2005) và Kế hoạch quốc gia về giám sát dịch bệnh mới nổi ở châu Á Thái Bình Dương (APSED 2014-2017).
Để triển khai các văn bản chính sách, nhằm đạt mục tiêu đã cam kết tại Quy chế Y tế Quốc tế (IHR 2005) và Kế hoạch Quốc gia về giám sát dịch bệnh mới nổi ở châu Á-Thái Bình Dương (APSED 2014-2017), từ năm 2012, với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã tiến hành khảo sát đánh giá năng lực, nhu cầu về đào tạo huấn luyện quản lý lâm sàng nhiễm khuẩn hô hấp cấp nặng, xây dựng tài liệu đào tạo, biên dịch tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và triển khai đào tạo thí điểm về quản lý nhiễm khuản hô hấp cấp nặng đối với các nhân viên y tế làm việc tại khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực của các bệnh viện từ trung ương, tỉnh, thành phố đến các bệnh viện quận, huyện.
Thái Bình
truyền nhiễm
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- 6 loại trà giảm cân và giảm mỡ bụng
- Hai truyền thuyết dân gian về việc Trần Hưng Đạo chém Phạm Nhan
- 3 bệnh viện hợp sức cứu sống sản phụ đã chết lâm sàng