Hà Nội

Số ca bệnh tay chân miệng tăng vọt, cần làm gì để phòng và điều trị cho trẻ?

11-04-2024 14:05 | Y học 360
google news

Giao mùa là thời điểm trẻ dễ mắc các bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Tay chân miệng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Việc phát hiện sớm, chăm sóc đúng cách giúp rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm gây ra bởi siêu vi trùng đường ruột enterovirus bao gồm:

- Coxsackievirus.

- Enterovirus 71 (EV71).

Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, siêu vi trùng có thể xuất hiện trong dịch tiết từ đường hô hấp và có thể lây truyền trực tiếp qua các dịch này.

Dấu hiệu nhận biết

Tay chân miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm màng não, biến chứng hô hấp, viêm não,...

Các dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng mà cha mẹ cần lưu ý bao gồm:

+ Giai đoạn khởi phát: Trẻ sốt nhẹ hoặc sốt cao kèm theo các triệu chứng như nôn mửa.

Số ca bệnh tay chân miệng tăng vọt, cần làm gì để phòng và điều trị cho trẻ?- Ảnh 1.

+ Giai đoạn toàn phát:

Số ca bệnh tay chân miệng tăng vọt, cần làm gì để phòng và điều trị cho trẻ?- Ảnh 2.

- Xuất hiện bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông có đường kính từ 2 đến 10mm, dịch mủ trong, có thể đục, các nốt thường để lại sẹo.

- Hồng ban xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân với kích thước rất nhỏ, đường kính dao động khoảng 1-2mm.

- Các bóng nước tiến triển thành vết loét gây khó khăn trong quá trình ăn uống của trẻ.

+ Giai đoạn lui bệnh: Thường diễn ra sau 7 ngày kể từ khi khởi phát nếu không xuất hiện biến chứng.

Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Số ca bệnh tay chân miệng tăng vọt, cần làm gì để phòng và điều trị cho trẻ?- Ảnh 3.

Phần lớn trẻ bị tay chân miệng có thể tự khỏi sau khoảng 8 đến 10 ngày nếu được điều trị đúng cách. Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ mà cha mẹ có thể áp dụng:

- Cho trẻ bổ sung đủ nước: Triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng là sốt, có thể kèm theo nôn mửa, tiêu chảy khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng. Do đó, việc bổ sung đủ nước giúp trẻ ngăn ngừa được các biến chứng do mất nước gây ra. Cha mẹ có thể sử dụng Oresol để bù nước cho trẻ nhưng cần pha đúng tỷ lệ để đảm bảo an toàn.

- Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau dưới sự chỉ định của bác sĩ.

- Vệ sinh cơ thể, cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm, chăm sóc các vết tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp để tránh trường hợp bị bội nhiễm sau khi bóng nước bị vỡ.

- Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của trẻ bằng dung dịch chuyên dụng để ngăn ngừa lây nhiễm.

- Tiến hành cách ly trẻ để hạn chế tối đa sự lây lan của virus. Sau khi tiếp xúc với trẻ cần rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn.

- Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ nhằm tăng cường sức đề kháng, rút ngắn thời gian bị bệnh. Mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn có kết cấu lỏng, mềm để con dễ nuốt, hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhanh, có nhiều dầu mỡ.

- Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, tránh kích thích.

- Cha mẹ cần tiến hành cho trẻ tái khám sau 1-2 ngày trong 7 ngày đầu của bệnh. Đặc biệt cần theo dõi trẻ liên tục, khi con xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như sốt cao trên 38 độ C, quấy khóc, ngủ li bì, co giật, hôn mê thì cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Có một số sai lầm mà cha mẹ thường mắc phải trong quá trình chăm sóc trẻ như:

- Cha mẹ thường truyền tai nhau rằng khi trẻ bị tay chân miệng thì cân kiêng nước, kiêng gió để trẻ nhanh khỏi. Tuy nhiên, khi trẻ bị mắc tay chân miệng, trẻ thường sốt kèm theo đổ mồ hôi, nếu không vệ sinh sạch sẽ, các bóng nước khi vỡ dễ bị bội nhiễm vi khuẩn, gây khó khăn và kéo dài thời gian khỏi bệnh của trẻ.

- Tự ý sử dụng thuốc hạ sốt khi chưa có chỉ định hay hướng dẫn của bác sĩ.

- Cho trẻ mặc quá nhiều quần áo: Cha mẹ nên lựa chọn những loại quần áo thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi để con cảm thấy thoải mái.

- Trong thời gian bị bệnh, các bóng nước xuất hiện trong miệng khiến cho trẻ khó chịu, hay chảy nước dãi, gây đau đớn trong quá trình ăn uống do đó cha mẹ nên lựa chọn những loại thức ăn lỏng cho con, vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà không gây khó chịu cho trẻ.

Kết luận

Tay chân miệng là bệnh lý chưa có vắc xin phòng ngừa. Do đó, việc nắm rõ các biện pháp phòng ngừa cũng như chăm sóc trẻ tại nhà giúp rút ngắn thời gian điều trị cũng như ngăn ngừa được những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.


Ý kiến của bạn