Hà Nội

Sinh viên y dược có tỷ lệ việc làm cao nhất

02-10-2021 07:23 | Thời sự
google news

SKĐS - Sinh viên tốt nghiệp thuộc nhóm ngành y dược có tỷ lệ việc làm cao nhất, tiếp theo là nhóm Khoa học xã hội, Kinh tế, Luật, Nông lâm - Ngư nghiệp và cuối cùng là nhóm Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật, Công nghệ, Thể dục thể thao, Nghệ thuật.

Toàn cảnh điểm chuẩn đại học các trường khối ngành Y Dược, cao nhất 28,85 điểmToàn cảnh điểm chuẩn đại học các trường khối ngành Y Dược, cao nhất 28,85 điểm

SKĐS - Năm nay, điểm chuẩn của Trường ĐH Y Hà Nội dao động từ 23,2 đến 28,85 điểm, tùy từng ngành.

Đó là thông tin trong báo cáo đánh giá tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2020 của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nguồn nhân lực (Bộ GD&ĐT).

Nghiên cứu đã khảo sát tình hình việc làm trong khoảng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của hơn 1.600 sinh viên từ 15 trường đại học (ĐH), học viện trên cả nước.

Sinh viên tốt nghiệp thuộc nhóm ngành Y Dược chiếm tỷ lệ có việc làm cao nhất - Ảnh 2.

Khối ngành Y Dược được coi là ngành “hot” và luôn có điểm tuyển sinh cao vào loại nhất nhì trong số các khối ngành.

Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm chiếm 88,3% trong tổng số người trả lời phỏng vấn. Số đang thất nghiệp là 9,1%. Tỷ lệ nhỏ còn lại cho biết chưa có việc làm nhưng không có nhu cầu tìm việc.

Phân tích tình trạng việc làm của sinh viên theo kết quả xếp loại tốt nghiệp cho thấy, tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp tăng dần theo thứ hạng. Sinh viên tốt nghiệp với thứ hạng càng cao thì tỷ lệ có việc làm càng cao.

Nếu tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp loại trung bình chỉ là 77,8%, sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc tỷ lệ có việc làm là 94,5%. Chỉ có 1,8% sinh viên xuất sắc hiện thất nghiệp. Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, thực trạng này là một minh chứng rất sinh động về nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức của sinh viên khi ngồi trên giảng đường.

Xét theo khối ngành đào tạo, sinh viên tốt nghiệp thuộc nhóm ngành Y Dược chiếm tỷ lệ có việc làm cao nhất (96,3%), tiếp đến là Khoa học xã hội, Kinh tế, Luật, Nông lâm - Ngư nghiệp (89,6%) và cuối cùng là nhóm Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật, Công nghệ, Thể dục thể thao, Nghệ thuật (84%).

Qua mỗi mùa tuyển sinh, khối ngành Y Dược luôn có điểm thi tuyển sinh cao vào loại nhất nhì trong số các khối ngành.

Sinh viên tốt nghiệp thuộc nhóm ngành Y Dược chiếm tỷ lệ có việc làm cao nhất - Ảnh 4.

Khảo sát tình hình việc làm của sinh viên trong khoảng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp. Nguồn: Bộ GD&ĐT

Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, hơn 93% sinh viên sau khi tốt nghiệp đã có việc làm chủ yếu là làm công ăn lương. Như vậy, tỷ lệ sinh viên tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp ĐH còn rất thấp.

Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh viên thay đổi công việc trong khoảng 12 tháng sau khi tốt nghiệp là hơn 40%, đặc biệt là nhóm sinh viên nữ, dân tộc thiểu số và đối tượng thuộc diện nghèo. Kết quả này cho thấy sinh viên thuộc nhóm yếu thế thường sẵn sàng làm các công việc khác nhau và luôn tìm các cơ hội công việc tốt hơn.

Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra những khó khăn, trở ngại lớn nhất mà sinh viên gặp phải khi tìm kiếm việc làm. Đó là thiếu hoặc không có thực tiễn và kinh nghiệm nghề nghiệp; thiếu kỹ năng ngoại ngữ, vi tính; thị trường lao động bão hòa; thiếu hiểu biết về thị trường lao động; và công việc được nhận không có mức lương đảm bảo.

Với những công việc hiện tại sinh viên tìm được chủ yếu thông qua mạng xã hội hoặc mạng lưới nghề nghiệp; liên hệ với nhà tuyển dụng; thông qua liên hệ cá nhân và qua cổng thông tin, trang web của công ty và tin tuyển dụng.

Sinh viên tốt nghiệp thuộc nhóm ngành Y Dược chiếm tỷ lệ có việc làm cao nhất - Ảnh 5.

Nhóm nghiên cứu chỉ ra 5 khó khăn, trở ngại lớn nhất mà sinh viên gặp phải khi tìm kiếm việc làm. Biểu đồ trích dẫn từ báo cáo

Khảo sát cho thấy, hơn 60% sinh viên sau tốt nghiệp đang có việc làm nói rằng, công việc và ngành nghề đào tạo gắn kết ở mức nhiều và đáng kể. Tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng với yêu cầu trình độ giáo dục mà sinh viên đã học là tương đối cao.

Vấn đề thu nhập của sinh viên cũng được nhóm nghiên cứu khảo sát. Mức thu nhập chủ yếu của sinh viên là từ hơn 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng/tháng (35,5%), tiếp đến là hai mức từ hơn 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng/tháng và từ hơn 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng/tháng (21,5%).

Mời bạn đọc xem video đang được quan tâm:

Tư liệu đặc biệt- Theo chân bác sĩ cấp cứu ca F0 nguy kịch tại nhà, cấp tốc chuyển về bệnh viện dã chiến



Đỗ Vi
Ý kiến của bạn