Sinh viên chọn sai trường, sai ngành liệu có cơ hội để thay đổi?

14-12-2022 07:12 | Thời sự
google news

SKĐS - Sau khi hoàn thành năm học thứ nhất, nhiều sinh viên nhận ra mình chọn sai trường, sai ngành học. Việc chuyển trường, chuyển ngành sẽ là cơ hội giúp các em thay đổi. Các em có thể chuyển ngành học nhưng vẫn giữ nguyên trường hoặc chuyển sang trường đại học khác.

Những trường đại học nào đang có lộ trình tiến lên đại học?Những trường đại học nào đang có lộ trình tiến lên đại học?

SKĐS - Sau việc "Trường Đại học Bách khoa Hà Nội" trở thành "Đại học Bách khoa Hà Nội, hiện nhiều trường đại học lớn cũng đã có lộ trình tiến đến đại học.

Mới đây, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết đã ban hành Quy chế đào tạo bậc đại học mới, áp dụng với sinh viên khóa tuyển sinh từ năm 2022 trở đi. Điểm mới trong quy chế đào tạo đại học năm 2022 so với trước là cho phép sinh viên có thể được chuyển ngành học. Theo các chuyên gia, đây là những hoạt động bình thường của các đại học trên thế giới.

Theo PGS.TS Đoàn Ngọc Phi Anh - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng cho biết, đây là hoạt động bình thường của các trường đại học trên thế giới. Ở Việt Nam, việc này giờ trở nên thuận lợi với Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT.

Quy chế này đã tạo hành lang pháp lý, cho phép các trường công nhận đến 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo. Một thuận lợi khác là hiện nay nhiều chương trình đào tạo của các trường kinh tế đã được kiểm định, có nhiều điểm chung nên dễ cho việc công nhận tín chỉ lẫn nhau.

Sinh viên chọn sai trường, sai ngành liệu có cơ hội để thay đổi? - Ảnh 2.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào đại học.

Điều kiện để sinh viên chuyển trường, chuyển ngành

Theo Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định, sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác của cơ sở đào tạo khi có đủ các điều kiện theo quy định sau:

Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định. Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 2 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn được quy định chung đối với toàn khoá học;

Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh của nơi chuyển đến; Chương trình, ngành đào tạo chuyển đến có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT; Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo; Các quy định chi tiết khác (về thẩm quyền, điều kiện, thủ tục chuyển chuyển ngành, chương trình đào tạo) của cơ sở đào tạo.

Sinh viên sẽ được xem xét chuyển cơ sở đào tạo khi có đủ các điều kiện sau: Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định. Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 2 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn được quy định chung đối với toàn khoá học;

Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh tại nơi chuyển đến; Nơi chuyển đến có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT; Được sự đồng ý của hiệu trưởng cơ sở đào tạo xin chuyển đi và cơ sở đào tạo xin chuyển đến; Các quy định chi tiết khác (về thẩm quyền, điều kiện, thủ tục chuyển) của cơ sở đào tạo nơi chuyển đi và nơi chuyển đến.

Như vậy, nếu đủ các điều kiện chuyển trường, chuyển ngành học nêu trên, sau khi hoàn thành các học phần của năm học thứ nhất và trước khi bắt đầu các học phần của năm học cuối, sinh viên có thể chuyển trường, chuyển ngành học theo quy định chung của Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT và các quy định chi tiết của cơ sở đào tạo.

10 trường Kinh tế công nhận tín chỉ của nhau

Trước đó, vào cuối tháng 10, nhóm 10 trường Kinh tế đã ký thỏa thuận trao đổi sinh viên và công nhận tín chỉ của nhau. Sinh viên các trường này được đăng ký học tập 1-2 học kỳ ở các trường trong nhóm, mỗi kỳ từ 12 đến 25 tín chỉ và được chuyển đổi kết quả học tập.

Các trường gồm trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Kinh tế TP HCM, Ngoại thương, Thương mại, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Học viện Chính sách và Phát triển, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngoài trao đổi sinh viên, 10 trường kinh tế còn thực hiện nhiều hoạt động hợp tác khác như tổ chức các khóa học chung, mời giảng viên của nhau tham gia giảng dạy; chia sẻ bài giảng điện tử; triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và tư vấn; tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế.

GS. TS Trần Thị Vân Hoa, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá, thỏa thuận này tạo cơ hội cho sinh viên học tập, trải nghiệm trong các môi trường đào tạo khác nhau, tăng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Các trường cũng có thể chia sẻ nguồn lực, cùng phát triển năng lực và chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế.

Bộ GDĐT dự kiến các phương thức xét tuyển đại học được tổ chức cùng thời điểmBộ GDĐT dự kiến các phương thức xét tuyển đại học được tổ chức cùng thời điểm

SKĐS - Năm 2023, Bộ GDĐT rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh, trong đó có thể xem xét không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022 (trừ các trường đặc thù).


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn