“Sinh vật” tổng hợp có thể cứu hành tinh

27-09-2014 13:37 | Quốc tế
google news

SKĐS - Những công nghệ độc đáo, thân thiện với môi trường này có thể sẽ là cứu cánh cho những cánh rừng và phát triển nông nghiệp, chống ô nhiễm trong tương lai.

Những công nghệ độc đáo, thân thiện với môi trường này có thể sẽ là cứu cánh cho những cánh rừng và phát triển nông nghiệp, chống ô nhiễm trong tương lai.

“Lá cây” tổng hợp: loại phim sinh học tự sao chép này hoạt động như một chiếc áo choàng bảo vệ trên bề mặt lá cây nhằm ngăn ngừa chất ô nhiễm từ không khí cũng như bào tử nấm khỏi hại cây. Phim sinh học này sẽ giữ lại các phần tử gây hại nhưng không can thiệp vào chức năng của lá cây.

“Ốc sên” xử lý đất ô nhiễm: Khi lá cây rụng vào cuối mùa, các chất thải sinh học sẽ được thu thập và xử lý bởi con sên này. Là một tổ hợp siêu vi xử lý chất thải di động, nó sẽ di chuyển qua thảm rừng, cày xới đất. Khi gặp đất có nồng độ axit cao do ô nhiễm, nó sẽ làm trung hòa axit bằng chất lỏng kiềm. Tổ hợp này có 2 tầng DNA, giúp cho các loài động vật khác không thể ăn được nó. Chế độ lập trình gen tự động cho nó có vòng đời 28 ngày.

“Nhím” gieo hạt tự động đi lang thang trên đất, thu hạt và gieo hạt. Loài sinh vật này được nạp năng lượng nhờ chất thải từ “ốc sên” và có vòng đời 600 ngày.

“Bào tử” chống gây bệnh tự căng phồng. Bóng màng nhầy này giúp cứu cây sồi khỏi nhiễm bệnh và chết cây. Mới đầu, nó là một bào tử nhỏ xíu mọc trên cây sồi. Khi thiết bị cảm ứng sinh học ở bên trong phát hiện cây bị nhiễm bệnh, “bào tử” này bắt đầu mọc lên thành một bong bóng hai trong một. Bong bóng bên trong sản sinh ra huyết thanh chống gây bệnh, còn bong bóng bên ngoài như một chiếc bơm, bơm huyết thanh vào chỗ nhiễm bệnh. Sau khi tiêm thuốc cho cây xong, bong bóng xẹp xuống và rơi xuống thảm rừng. Sau đó, nó sẽ được “ốc sên” thu thập.

LiLy (Theo Discovery)


Ý kiến của bạn