Kết quả cho thấy những em bé này có nguy cơ cao bị bệnh hen, bệnh tự miễn và béo phì.
So với trẻ sinh qua đường âm đạo, những trẻ được sinh mổ có tính đa dạng hình thái lớn hơn đáng kể trong những tuần sau sinh. Tuy nhiên, thông số này giảm ở trẻ được sinh mổ trong tháng đầu tiên, sau đó có biểu hiện thấp tới khi trẻ được 2 tuổi.
Theo GS Martin Blaaser, tác giả nghiên cứu ở ĐH New York, kết quả nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy các thực hành hiện nay đã làm thay đổi cộng đồng vi khuẩn ở trẻ trong năm đầu đời. Thay đổi phương thức sinh đẻ làm gián đoạn sự tương tác tự nhiên giữa đa dạng và thống trị.
Hơn nữa, việc điều trị bằng kháng sinh cũng làm giảm đáng kể sự đa dạng các loài vi khuẩn ngay sau khi sinh. Trẻ em được nuôi bằng sữa công thức bị giảm tính đa dạng vi khuẩn trong năm thứ 2 của cuộc đời.
Nghiên cứu được công bố trên tờ Science Translational Medicine tập trung vào hệ vi khuẩn, sự pha trộn các loài vi khuẩn sống trên da người và trong ruột và cùng phát triển với con người để đóng vai trò tiêu hóa, trao đổi chất và miễn dịch.
Nhóm nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của thực hành hiện đại trong phát triển hệ vi khuẩn đường ruột ở 43 trẻ Mỹ, trong đó 24 trẻ được sinh qua đường âm đạo và 19 trẻ được sinh mổ. Sau đó họ sử dụng kỹ thuật di truyền và thống kê để phân tích hàng triệu mảnh ADN vi khuẩn trong các mẫu.