Phát biểu với các phóng viên Singapore tại Bắc Kinh (Trung Quốc), ông Balakrishnan cho biết “mọi thứ sẽ bắt đầu diễn ra trong vòng 24 giờ tới”. “Tôi đến Triều Tiên để đảm bảo rằng mọi thứ đã được chuẩn bị cẩn thận, không có bất ngờ hay khó khăn vào phút chót”, ông Balakrishnan nhấn mạnh. Ngoại trưởng Singapore cho biết cả Mỹ và Triều Tiên đều hài lòng với công tác chuẩn bị và đều thể hiện sự chân thành trước khi cuộc gặp diễn ra. Trước đó, ngày 7/6, Ngoại trưởng Singapore đã tới Triều Tiên và hội đàm với Ngoại trưởng Triều Tiên và thảo luận việc chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới.
Khách sạn Capella nơi hai nhà lãnh đaọ Triều Tiên và Mỹ sẽ gặp nhau
Singapore là nơi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh quan trọng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6. Ngay sau khi Nhà Trắng xác nhận địa điểm tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên, thì cái tên Sentosa đã trở nên từ khóa “nóng” được hàng triệu ngươi truy cập trên toàn cầu. Theo BBC, khách sạn Capella nằm trên đảo Sentosa là nơi tổ chức cuộc gặp lịch sử này. Xung quanh khách sạn là nơi có nhiều bãi biển đẹp, sân golf (đúng sở thích thể thao giải trí của TT Mỹ Trump). Vì Sentosa là một hòn đảo nhỏ, nối liền với đất liền bằng con đường đắp dài hơn 300 m, nên việc đảm bảo an ninh trong giai đoạn diễn ra thượng đỉnh sẽ tương đối dễ dàng. Đó có thể là một trong những lý do địa điểm này được chọn.
Theo CNN, việc lựa chọn khách sạn Capella cho mục đích ngoại giao không chỉ nhờ vị trí của nó. Khách sạn 5 sao sang trọng này mang kiến trúc đại diện cho sự giao thoa giữa Đông và Tây, vốn rất phổ biến ở Singapore. Capella có tổng cộng 112 phòng các loại mang nét kiến trúc thời thực dân Anh nhưng cũng mang nhiều nét châu Á.
Hiện giờ Sentosa là khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Singapore nhưng ít ai biết rằng cách đây vài chục năm, nơi đây là vùng đất đáng sợ bậc nhất ở Đông Nam Á. Theo tờ The Strait Times, trong thế chiến thứ 2, Nhật Bản từng giam giữ quân nhân Anh và Australia trong các trại tù chiến tranh ở Sentosa sau khi quân đồng minh đầu hàng quân Nhật năm 1942. Đây cũng là địa điểm diễn ra nhiều cuộc hành quyết người Hoa ở Singapore bị tình nghi tham gia phong trào chống Nhật. Những năm 1970, Sentosa còn được biết đến với tên Pulau Blakang Mati, dịch là "hòn đảo đằng sau cái chết" - ám chỉ đến những hành vi bạo lực của hải tặc ở đó. Sau đó, chính phủ Singapore đổi tên thành đảo Sentosa, có nghĩa là "tĩnh lặng và hòa bình", và bắt đầu khai thác nó như một khu du lịch.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã đến Singapore chiều 10/6 để tham dự thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Hiện, Singapore, vẫn được coi như là « Thụy Sĩ » của châu Á, đang chuẩn bị để đón cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Donald Trump. Singapore còn được gọi là thiên đường tài chính và thương mại mà Triều Tiên cũng đã từng biết tận dụng. Về phía Washington thì Singapore cũng là một đồng minh chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á. Theo báo chí Singapore, đến lúc này ở Singapore, các đoàn Mỹ và Triều Tiên cũng như là 3000 nhà báo trên thế giới được phép đưa tin về sự kiện 12/06 đã đặt kín phòng các khách sạn. Tờ La Croix ( Pháp) đánh giá: Tuy chỉ có diện tích chỉ 700km2 với 5 triệu dân, nhuwngt «Singapore hội tụ được tất cả các tiêu chí về an ninh, hậu cần, tính trung lập ngoại giao và uy tín để đón cuộc gặp lịch sử này trong những điều kiện tốt nhất ». Cũng nhờ tính trung lập mà năm 2015, Singapore được chọn là địa điểm cho cuộc gặp giữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu. Singapore cũng là nơi trước đây đã diễn ra nhiều cuộc gặp bí mật giữa các giới chức Mỹ và Triều Tiên nhằm tìm hướng cải thiện quan hệ thù nghịch giữa hai nước. Ngoài ra, không chỉ là mảnh đất trung lập, Singapore còn là « đất lành » cho Mỹ về phương diện địa chiến lược cũng như cho Bắc Triều Tiên về những quan hệ thương mại tài chính ngoài luồng trong bối cảnh bị quốc tế cấm vận.Đến năm 2017, công dân Triều Tiên và Singapore vẫn qua lại hai nước, tự do, không cần visa. Thỏa thuận này chỉ bị đình lại sau vụ Kim Jong Nam, anh cùng cha khác mẹ với kim Jong Un bị ám sát tại Malaysia. Tuy nhiên quan hệ thương mại và tài chính giữa hai nước vẫn chưa bao giờ bị ngừng lại.
Trưa 9/6 (giờ Canada), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rời Canada, cắt ngắn thời gian tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 Mở rộng tại Charlevoix, để tới Singapore chuẩn bị cho cuộc gặp lịch sử với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Phát biểu với báo giới trước khi lên đường tới Singapore, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ đảm trách một "sứ mệnh hòa bình", đồng thời coi hội nghị thượng đỉnh chưa từng có tiền lệ này là một "cơ hội duy nhất" cho ông Kim Jong-Un.
Hiện, Sinhgapore đang tăng cường an ninh chuẩn bị cho cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. An ninh đã được thắt chặt trên toàn lãnh thổ Sinagpore. Ông Kim Jong Un đáp xuống sân bay Changgi của Singaporengày 10-06. Ông Donald Trump cũng bay tới Singapore trong ngày 10/6. Khu vực xung quanh và bên trong khách sạn Capella, nơi diễn ra sự kiện mang tính lịch sử ngày 12/6, cùng một số khu vực đặc biệt trên đảo Sentosa cũng sẽ được tăng cường các biện pháp an ninh đặc biệt. Những du khách đến đảo này trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ phải tuân thủ nhiều biện pháp kiểm tra an ninh ngặt nghèo. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh trên đảo sẽ không bị ảnh hưởng nhiều trong suốt thời gian diễn ra sự kiện.