Siêu lục địa mới có thể khiến Trái đất thành nơi không thể sinh sống trong 250 triệu năm nữa

27-09-2023 14:20 | Quốc tế
google news

SKĐS - Các nhà nghiên cứu dự đoán sự hình thành của một siêu lục địa mới có thể khiến Trái đất trở thành nơi không thể sinh sống đối với con người và tất cả các loài động vật có vú trong 250 triệu năm nữa.

"Người ngoài hành tinh" từng đặt chân lên Trái đất cách đây 1.000 năm?'Người ngoài hành tinh' từng đặt chân lên Trái đất cách đây 1.000 năm?

SKĐS - Theo nhà nghiên cứu UFO Jaime Maussan, các thi thể hóa thạch của "người ngoài hành tinh" trưng bày trong tủ kính tại quốc hội Mexico được cho là đã 1.000 năm tuổi.

Các nhà khoa học từ Đại học Bristol ở Vương quốc Anh đã sử dụng mô hình khí hậu siêu máy tính đầu tiên trong tương lai xa.

Dự báo, trong khoảng 250 triệu năm tới, các lục địa trên thế giới hợp nhất tạo thành một siêu lục địa mang tên Pangea Ultima. Khi đó, khí hậu sẽ cực kỳ khô, nóng và không thể ở được đối với con người và động vật có vú.

Các nhà nghiên cứu đã mô phỏng xu hướng nhiệt độ, gió, mưa và độ ẩm cho siêu lục địa và sử dụng các mô hình chuyển động của mảng kiến tạo, hóa học và sinh học đại dương để tính toán mức độ CO2.

Siêu lục địa mới có thể khiến Trái đất thành nơi không thể sinh sống trong vòng 250 triệu năm nữa - Ảnh 2.

HÌnh ảnh cho thấy nhiệt độ trung bình trên Trái đất hiện tại và nhiệt độ trên siêu lục địa Pangea Ultima hình thành từ sự hợp nhất các lục địa trên Trái đất trong vòng 250 triệu năm nữa. Khi đó, hầu hết mọi loài động vật có vú đều khó có thể tồn tại được. (Nguồn ảnh: Đại học Bristol).

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, sự hình thành của siêu lục địa Pangea Ultima không chỉ dẫn đến các vụ phun trào núi lửa thường xuyên hơn, phát thải CO2 vào khí quyển và làm nóng hành tinh. Mặt trời cũng có thể sáng hơn, phát ra nhiều năng lượng hơn và làm Trái đất nóng hơn nữa.

Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí khoa học địa lý Nature Geoscience vào ngày 25/9.

Nhà nghiên cứu Alexander Farnsworth - tác giả chính cho biết: “Siêu lục địa mới nổi sẽ gây ra 3 yếu tố bao gồm hiệu ứng lục địa, mặt trời nóng hơn và nhiều CO2 hơn trong khí quyển”.

“Nhiệt độ khắc nghiệt lan rộng từ 40 đến 50 độ C, cùng với độ ẩm cao sẽ định đoạt số phận của chúng ta. Con người cùng nhiều loài khác sẽ chết do không có khả năng thải nhiệt qua mồ hôi để làm mát cơ thể”, tác giả Farnsworth nói.

Farnsworth lưu ý rằng nhiệt độ tăng lên sẽ tạo ra một môi trường không có nguồn thức ăn hoặc nước uống cho động vật có vú. Chỉ có khoảng 8% - 16% đất đai trên siêu lục địa có thể sinh sống được đối với động vật có vú.

“Mặc dù chúng tôi dự đoán một hành tinh không thể ở được trong 250 triệu năm nữa, nhưng ngày nay chúng ta đang phải hứng chịu nhiệt độ cực cao gây bất lợi cho sức khỏe con người. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải đạt được mức phát thải ròng bằng 0 càng sớm càng tốt”, đồng tác giả Eunice Lo - nhà nghiên cứu về biến đổi khí hậu và sức khỏe tại Đại học Bristol cho biết.

Trong quá khứ, lần cuối các loài trên Trái đất tuyệt chủng xảy ra khoảng 66 triệu năm trước. Khi đó, một tiểu hành tinh đâm vào Trái đất và giết chết loài khủng long cũng như hầu hết sự sống trên hành tinh.

Mời độc giả xem thêm video:

Thảm kịch đã từng được báo trước, giả thuyết tàu lặn thám hiểm xác Titanic mất tích bí ẩn


LiLy
(theo CNN)
Ý kiến của bạn