Siêu bão Mawar có vào Biển Đông không?

27-05-2023 18:18 | Xã hội
google news

SKĐS - Chiều nay (27/5), siêu bão Mawar nằm ở vị trí 16,6N-132,2E, cách đảo Luzon của Phillippines khoảng 1000km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16-17, giật trên cấp 17.

Cơn bão Freddy ảnh hưởng đến hơn 500.000 người tại MalawiCơn bão Freddy ảnh hưởng đến hơn 500.000 người tại Malawi

Bão Freddy đã trút lượng mưa tương đương lượng mưa 6 tháng chỉ trong vòng 6 ngày ở khu vực miền Nam Malawi, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với cơ sở hạ tầng cũng như đất nông nghiệp của quốc gia này.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ siêu bão Mawar ngoài khơi Philippines. Nhận định mới nhất cho thấy bão ít có khả năng tác động đến Biển Đông. Chiều nay (27/5), siêu bão Mawar nằm ở vị trí 16,6N-132,2E, cách đảo Luzon của Phillippines khoảng 1000km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16-17, giật trên cấp 17.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, trong những ngày tới, siêu bão Mawar sẽ di chuyển theo hướng Tây, tiến về gần phía đảo Luzon của Philippines. Tuy nhiên, bão ít khả năng tác động trực tiếp đến Biển Đông.

Siêu bão Mawar có vào Biển Đông không? - Ảnh 2.

Bão Mawar là cơn bão thứ 2 hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương trong mùa bão năm 2023.

Chuyên gia khí tượng Nguyễn Lan Oanh nhận định, xác suất siêu bão đi qua Philippines để vào Biển Đông vẫn có, tuy nhiên rất thấp. Từ ngày 30/5, khi đến gần Biển Đông, dự báo Mawar không còn là siêu bão. Đáng chú ý, xác suất bão vào gần bờ biển Việt Nam gần như bằng không.

Bão Mawar là cơn bão thứ 2 hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương trong mùa bão năm 2023. Theo các chuyên gia, việc siêu bão xuất hiện ngay từ đầu mùa cho thấy, mùa bão năm nay có thể bất thường, trái quy luật.

Bão Mawar ảnh hưởng đến thời tiết trên biển nước ta. Hiện nay (27/5), mây dông đang phát triển trên khu vực từ Bình Định đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa). Ở vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 8.

Trong đêm 27 và ngày 28/5, ở khu vực từ Bình Định đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.

Ngoài ra, trong đêm 27 và ngày 28/5 ở vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 8; biển động; sóng cao từ 1.5-2.5m. Ở vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông từ chiều ngày 28/5 có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7; biển động; sóng biển cao 2.0 – 3.0m.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, những năm có El Nino chi phối như năm nay, số lượng cơn bão thường ít hơn trung bình nhiều năm. Theo thống kê, trung bình mỗi năm có 5-7 bão/áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến nước ta, trung bình mỗi tháng có 0,58 cơn. Trong những năm El Nino, trung bình mỗi tháng có 0,42 cơn, ít hơn trung bình nhiều năm khoảng 28%. Ngoài ra, trong điều kiện El Nino, bão/áp thấp nhiệt đới thường tập trung vào giữa mùa bão (tháng 7, 8, 9).

Tuy nhiên, đáng lưu ý là trong những năm El Nino thường hay xuất hiện cơn bão dị thường, phức tạp, trái quy luật. Điển hình như năm 2009, cơn bão số 9 (Ketsana) rất mạnh, đi vào địa phận các tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi gây ra đợt, lũ lịch sử vào cuối tháng 9. Đỉnh lũ năm 2009 tại các sông chính từ Quảng Bình đến Phú Yên đều vượt báo động 3. Ngập lụt nghiêm trọng xuất hiện từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và Kon Tum.

Cơ quan khí tượng dự báo, từ tháng 6-8, có khoảng 5-6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, trong đó có khoảng 1-2 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.

Từ tháng 9-11, số lượng bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông dự báo khoảng 4-5 cơn, ở mức xấp xỉ đến thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ và tác động chủ yếu đến khu vực Trung Bộ. Đề phòng những cơn bão có diễn biến phức tạp cả về quỹ đạo cũng như cường độ.

Trước đó vào đầu tháng 5, trên Biển Đông đã xuất hiện áp thấp nhiệt đới đầu tiên của mùa bão năm nay. Tuy nhiên áp thấp nhiệt đới không ảnh hưởng đến đất liền mà tan nhanh trên biển.

Đầu mùa đã có siêu bão, dấu hiệu của mùa mưa bão nhiều bất thườngĐầu mùa đã có siêu bão, dấu hiệu của mùa mưa bão nhiều bất thường

SKĐS - Siêu bão Mawar đã vượt qua đảo Guam (Mỹ), tiến về khu vực đảo Luzon (Philippin) với cường độ hiện tại là cấp 17, cấp siêu bão, báo hiệu một mùa mưa bão với nhiều bất thường.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tập Thể Dục Buổi Chiều Có Thể Giảm Nguy Cơ Bệnh Tim | SKDS


Tô Hội
Ý kiến của bạn