Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia khẳng định, bão Bebinca đã đi ra khỏi vùng biển Nhật Bản, hiện đang hướng về phía Đông Trung Quốc và không có khả năng ảnh hưởng tới Việt Nam như một số thông tin được lan truyền trên mạng xã hội.
Cơn bão Bebinca hiện đang di chuyển ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Vào 18h tối nay 16/9, vị trị trí tâm bão ở vào khoảng 29,57 độ Vĩ Bắc, 12,43 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Trung Quốc. Đại diện Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết bão Bebinca không gây ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.
Trước đó, thông tin về cơn bão Bebinca với sức gió 180km/h được bàn tán và thảo luận nhiều trên mạng xã hội trong bối cảnh Việt Nam vừa trải qua những thiệt hại nghiêm trọng do cơn bão Yagi (bão số 3) gây ra.
Mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão Bebinca, nhưng theo Tổng cục Khí tượng Thủy văn, hiện trên Biển Đông đang tồn tại một dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam mạnh. Hình thái này sẽ gây mưa lớn tại các khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ đến ngày 16/9, với lượng mưa phổ biến từ 40 đến 80mm, tập trung vào buổi chiều và đêm. Tuy nhiên, khu vực Bắc Bộ sẽ ít bị ảnh hưởng bởi đợt mưa này.
Ngoài ra ở phía Đông Philipines cũng đang có một vùng áp thấp được hình thành, dự báo sẽ mạnh lên trong những ngày tới. Theo nhận định, từ nay đến cuối tháng 9, khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện từ 1 đến 2 cơn bão, nhiều khả năng xảy ra vào 10 ngày cuối tháng. Các cơn bão này có thể ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đồng thời gây ra nguy cơ cao về mưa lũ dồn dập tại Trung Bộ trong mùa mưa lũ, dự kiến kéo dài từ tháng 10 đến tháng 11.
Để ứng phó với tình hình thiên tai, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục triển khai các đợt kiểm tra, khảo sát các khu vực ngập lụt, trượt lở đất đá đã và đang xảy ra. Đồng thời, sẽ khoanh định chi tiết các khu vực có nguy cơ cao xảy ra trượt lở đất nhằm đưa ra cảnh báo kịp thời. Ngoài ra, việc nghiên cứu phương án sử dụng một phần dung tích phòng lũ của các hồ chứa lớn để nâng cao khả năng cắt, giảm lũ cho vùng hạ du trong trường hợp khẩn cấp, bất thường cũng đang được đề xuất và triển khai.
Những biện pháp này nhằm giảm thiệt hại cho người dân, đồng thời chủ động ứng phó với các hình thái thời tiết cực đoan trong thời gian tới.
18 người mất tích do mưa lũ còn sống
Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cập nhật thống kê mới nhất về thiệt hại do mưa lũ.
Theo beo báo cáo của các địa phương, thiệt hại thống kê đến 17h30 ngày 15/9, 330 người chết, mất tích (292 người chết, 38 người mất tích) do mưa lũ. Tổng số người chết, mất tích là 330 người, giảm 18 người so với báo cáo lúc 6hngày 15/9 do giảm 17 người mất tích tại Bắc Yên, Lào Cai đã có thông tin và vẫn còn sống. Giảm 1 người mất tích tại Nguyên Bình, Cao Bằng đã có thông tin và vẫn còn sống.
Lào Cai vẫn là địa phương thiệt hại về người nhiều nhất với 151 người (125 người chết, 26 người mất tích), tiếp đến là Cao Bằng 57 người, Yên Bái: 54 người, Quảng Ninh: 25 người chết, Hải Phòng: 2 người, Hòa Bình: 7 người chết, Phú Thọ: 11 người.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Sáng 15/9: Clip nguyên trưởng công an xã bị chủ nợ tát, con chạy ra bảo vệ cũng bị đâm trọng thương