Sĩ tử nhức mỏi mắt vì học thi, áp dụng ngay cách này để cải thiện tình trạng khô, mỏi và nhìn mờ

SKĐS - Nhức mỏi mắt là tình trạng rất thường gặp đối với các sĩ tử. Vậy có cách nào để phòng ngừa?

Đôi mắt là cơ quan đứng đầu trong ngũ quan, có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng trong sinh hoạt, học tập và làm việc.

Theo y học cổ truyền, phòng ngừa và điều trị nhức mỏi mắt phải dưỡng âm cho gan thận, bổ huyết cho tâm gan. 

Thông qua xoa bóp, day bấm huyệt kết hợp với món ăn bài thuốc có thể thúc đẩy sự lưu thông khí huyết vùng mắt, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của thần kinh thị giác và võng mạc, ngăn ngừa và trị liệu bệnh về mắt.

1.Các huyệt cần tác động giảm nhức mỏi mắt

1.1 Huyệt thái dương 

Vị trí huyệt: Huyệt thái dương nằm ngay chỗ lõm sau đuôi lông mày (xem hình).

Công dụng: Theo Y học cổ truyền, huyệt thái dương tác dụng sơ giải đầu phong, minh mục, thanh nhiệt; chủ trị chứng đau đầu, cảm mạo, điều trị các bệnh về mắt, suy nhược thần kinh.

Theo nghiên cứu hiện đại, khi kích thích và khai thông huyệt thái dương có công dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi mắt...

Cách thực hiện: Dùng mô ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa cả hai bên day đồng thời cơ hai huyệt thái dương từ nhẹ đến nặng trong nửa phút.

photo-1652667117049

Các huyệt cần tác động khi mỏi mắt.

1.2 Huyệt tình minh

- Vị trí huyệt: Huyệt tình minh nằm ngay gần với góc mắt và cách đầu góc mắt khoảng 0,1 tấc ( xem hình).

- Công dụng: Theo Y học cổ truyền, huyệt tình minh là huyệt đạo có tác dụng dưỡng can bổ thận, thanh hỏa, minh mục, sơ phong tiết nhiệt, chủ trị những bệnh liên quan đến mắt và liệt mặt.

Theo nghiên cứu hiện đại, khi kích thích và khai thông huyệt tình minh có tác dụng cải thiện chứng, suy giảm thị lực hay các bệnh về mắt. 

- Cách thực hiện: Người bệnh nhắm mắt, dùng mô ngón tay trỏ cả hai bên ấn huyệt tình minh trong nửa phút sao cho đạt cảm giác căng tức là được.

1.3 Huyệt tứ bạch

- Vị trí huyệt: Huyệt tứ bạch ở giữa mi dưới thẳng xuống 1 tấc, chỗ lõm dưới hố mắt, bờ dưới cơ vòng mi (xem hình).

- Công dụng: Theo Y học cổ truyền, huyệt tứ bạch có công dụng khu phong, minh mục, sơ can, lợi đởm, làm cho mắt sáng (bạch) ra 4 (tứ) góc, vì vậy gọi là tbạch (Trung Y Cương Mục).

Theo nghiên cứu hiện đại, khi kích thích và khai thông huyệt tứ bạch giúp ngăn chặn tình trạng mệt mỏi, nhức mỏi mắt, phòng chống cận thị. Huyệt tứ bạch cũng có vai trò khắc phục chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt.

- Cách thực hiện: Dùng mô ngón tay trỏ cả hai bên day đồng thời hai huyệt tứ bạch từ nhẹ đến nặng trong nửa phút.

1.4 Huyệt toàn trúc 

- Vị trí huyệt: Huyệt toàn trúc nằm ở chỗ lõm phía đầu trong của chân mày, thẳng ngay trên góc mắt, phía trên huyệt tình minh. Mỗi bên một huyệt

- Công dụng: Theo Y học cổ truyền, huyệt toàn trúc có tác dụng khử phong, làm sáng mắt, ch trị các bệnh lý đau đầu, hoa mắt, mắt bị giật, chảy nước mắt...

Theo nghiên cứu hiện đại, khi kích thích và khai thông huyệt toàn trúc có tác dụng điều trị nấc, đau lưng cấp tính.

- Cách thực hiện: Dùng ngón tay giữa cả hai bên day đồng thời hai huyệt toàn trúc từ nhẹ đến nặng trong nửa phút sao cho đạt cảm giác căng tức là được.

photo-1652667123239

1.5 Huyệt Phong trì

- Vị trí huyệt: Huyệt phong trì ở chỗ lõm dưới xương chẩm, bên ngoài khối cơ nổi sau cổ, khi ấn có cảm giác tức nặng, mỗi bên một huyệt.

- Công dụng: Theo Y học ctruyền, huyệt phong trì có tác dụng thông nhĩ, minh mục, sơ phong, thanh nhiệt, kiện não, an thần. tác động lên huyệt vị này giúp loại trừ phong tà trong các trường hợp: cảm cúm, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn trí nhớ, rối loạn chức năng tuần hoàn não, kém tập trung…

Theo nghiên cứu hiện đại, khi kích thích và khai thông huyệt phong trì có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh ở vùng cổ, vai gáy, mỏi mắt, đau mắt, giảm thị lực hay ù tai do các bệnh liên quan đến thần kinh như: rối loạn tiền đình.

- Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái cả hai bên day đồng thời cả hai huyệt phong trì với một lực tương đối mạnh để tạo cảm giác căng tức.

2. Món ăn bài thuốc tăng cường thị lực

Gan và mắt được liên hệ với nhau thông qua kinh mạch, bồi bổ can huyết giúp cải thiện hoặc duy trì thị lực.

Dùng món ăn bài thuốc sau:

- Thành phần: Gan lợn 500g, trứng gà 2 quả, bột gạo 30g, dầu thực vật 150g, gia vị vừa đủ.

- Cách chế biến: Gan lợn rửa sạch, thái miếng dày chừng 5 mm, trứng gà đập vỡ lấy lòng đỏ trộn đều với gan lợn và gia vị, ướp trong 30 phút rồi rắc bột gạo lên và bóp đều. Đổ dầu vào chảo, phi hành tỏi cho thơm rồi bỏ gan lợn vào, đun to lửa, đảo đều cho chín, cho thêm hành cắt đoạn và gia vị vừa đủ, ăn nóng.

- Công dụng: Gan lợn vị ngọt đắng, tính ấm, có công dụng dưỡng huyết, bổ can, minh mục (làm sáng mắt), thích hợp với các chứng can âm huyết hư gây ra tình trạng khô mắt, nhìn mờ, thị lực giảm sút, khí huyết hư tổn.

Đông y cho rằng, can và mắt có quan hệ chặt chẽ với nhau. Can khai khiếu ra mắt, nên việc dùng gan động vật phòng chống các bệnh về mắt là món ăn bài thuốc "lấy tạng bổ tạng" của y học phương Đông.

Mời bạn xem thêm video

7 lợi ích của vitamin C

ThS. Hoàng Khánh Toàn
Ý kiến của bạn