Shangri-La nóng vì biển Đông

01-06-2014 15:51 | Quốc tế
google news

SKĐS - Tại Diễn đàn an ninh đối thoại Shangri-La, chủ đề về biển Đông chiếm hầu hết các nội dung bàn thảo. Tất cả các quốc gia đều lên án hành động bất chấp luật pháp của Trung Quốc trong việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Tại Diễn đàn an ninh đối thoại Shangri-La, chủ đề về biển Đông chiếm hầu hết các nội dung bàn thảo. Tất cả các quốc gia đều lên án hành động bất chấp luật pháp của Trung Quốc trong việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Không có tổ chức an ninh tập thể nào như NATO tại châu Á và vì vậy diễn đàn Đối thoại Shangri-La trở thành sự kiện an ninh thường niên chính tại châu Á.Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Shinzo Abe nói Tokyo sẽ “ủng hộ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. “Tất cả các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời, và triệt để duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không."Nhật có kế hoạch đóng một vai trò lớn hơn và chủ động hơn so với thời điểm hiện nay để đảm bảo cho châu Á và thế giới được hòa bình hơn.

Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nướcASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời

Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nướcASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời

Ông Abe nhấn mạnh về nhu cầu cần phải tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế."Khi chúng ta nói về luật lệ trên biển thì điều đó có nghĩa gì. Nếu chúng ta lấy tinh thần cơ bản mà chúng ta đã đưa vào luật quốc tế qua năm tháng thì có thể thấy có ba nguyên tắc, và luật lệ trên biển là điều đơn giản và dễ hiểu."Nguyên tắc thứ nhất các các nước tuyên bố và làm rõ chủ quyền dựa vào luật lệ quốc tế.Nguyên tắc thứ hai là các nước không dùng vũ lực hay hăm dọa nhằm để khẳng định chủ quyền."Và nguyên tắc thứ ba là các nước sẽ tìm cách giải quyết các vấn đề bằng các biện pháp hòa bình."Tôi thúc giục tất cả các nước chúng ta tại châu Á và Thái Bình Dương, mỗi nước hãy tuân thủ triệt để ba nguyên tắc này."Chẳng hạn như Indonesia và Philipppines, họ đã ký Hiệp định về phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và tôi hoan nghênh bước đi này, đây là một ví dụ tuyệt vời về việc tôn trọng luật lệ trên biển."Chính phủ Nhật ủng hộ mạnh nỗ lực của Philippines kêu gọi cho một nghị quyết đối với vấn đề tại Biển Đông sao cho tuân thủ ba nguyên tắc này. "Chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam trong nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại.

Không chỉ Nhật Bản, Mỹ cũng chỉ trích gay gắt hành động của Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc "gây bất ổn" trên Biển Đông và gọi đây là hành động đe dọa quá trình phát triển của khu vực về dài hạn.Ông Chuck Hagel nói Hoa Kỳ sẽ "không làm ngơ" khi các nước khác phớt lờ luật pháp quốc tế. Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Samuel Locklea, cũng nhấn mạnh “Con đường mà Trung Quốc đang lựa chọn để giải quyết các tranh chấp lãnh hải là không hiệu quả và hoàn toàn chệch hướng”.

Bộ trưởng Quốc phòng Austrailia David Johnston cũng lên tiếng một cách quyết liệt: “Chúng tôi chia sẻ quan ngại sâu sắc của ASEAN về những tình hình gần đây, đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Sử dụng vũ lực hoặc đe dọa để đơn phương thay đổi cục diện ở biển Hoa Đông và biển Đông là không thể chấp nhận được được”.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino cảnh báo rằng việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam bất chấp sự phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế cho thấy Bắc Kinh có thể tiếp tục có các hành động tương tự gây bất ổn tại khu vực.

Tuy nhiên, trước những lập luận đanh thép của quốc tế, Trung Quốc đã đáp trả bằng cách chối loanh quanh, khiến thế giới càng thất vọng vì sự thiếu thiện chí,không tôn trọng luật pháp của quốc gia này. Trung tướng Vương Quán Trung, Phó tổng tham mưu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), người dẫn đầu đoàn Trung Quốc ở Shangri-La than thở “Đoàn Trung Quốc… có cảm giác rằng bài phát biểu của ông Abe và ông Hagel là một hành động khiêu khích Trung Quốc, Bắc Kinh chưa từng chủ động gây hấn đối với các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và biên giới trên biển của mình. Luôn có các bên liên quan chủ động tạo sự cố, rồi sau đó chính phủ Trung Quốc không còn cách nào khác phải đáp trả”, ông Vương Quán Trung tuyên bố.

Phạm Quỳnh

 

Giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam
Xung quanh việc TQ hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng biển Việt Nam
(cập nhật liên tục)
Diễn biến

 

 

 


Ý kiến của bạn