Trung Sơn Pharma và Servier Việt Nam triển khai các hoạt động đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn nhằm nâng cao kỹ năng tư vấn cho đội ngũ dược sĩ tại nhà thuốc, giúp trang bị cho họ đầy đủ về mặt kiến thức cũng như các kỹ năng để chủ động giúp khách hàng nhận diện sớm các triệu chứng bệnh đơn giản và từ đó có những hướng dẫn sử dụng thuốc đúng, phù hợp, an toàn hoặc có thể hướng dẫn người bệnh đến gặp bác sĩ và thăm khám khi cần thiết. Với sự hỗ trợ này, đội ngũ dược sĩ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng đúng, giúp người bệnh không hoang mang và dò đường khi có những vấn đề bất thường về sức khoẻ.
Tham gia vào chuỗi hoạt động đào tạo tư vấn có các chuyên gia: PGS.TS.DS. Nguyễn Tuấn Dũng – Nguyên Trưởng Bộ môn Dược lâm sàng ĐH Y Dược TP.HCM; PGS.TS.BS. Phạm Văn Năng – PGD BV Trường ĐH Y Dược Cần Thơ, Trưởng khoa Ngoại Trường ĐH Y Dược Cần Thơ; PGS.TS.DS. Phạm Thành Suôl – Trưởng khoa Dược BV Trường ĐH Y Dược Cần Thơ, Phó trưởng khoa Dược trường ĐH Y Dược Cần Thơ.
"Với sự giảng dạy của các giáo sư, tiến sĩ, bác sỹ cùng rất nhiều kiến thức chuyên môn giúp tụi em cảm thấy tư tin hơn rất nhiều trong công việc hàng ngày"- dược sĩ Chung Văn Phong của Trung Sơn chia sẻ.
Đặc biệt, trong mảng bệnh lý phổ biến là suy tĩnh mạch và trĩ, nhận thức của người bệnh về việc nhận diện, điều trị đúng cách và phòng ngừa tái phát vẫn còn rất thấp thì vai trò tư vấn của các dược sĩ tại nhà thuốc càng quan trọng hơn. Kết quả một nghiên cứu cho thấy 40% phụ nữ trưởng thành có ít nhất một dấu hiệu suy tĩnh mạch; đồng thời, hơn 50% người bệnh suy tĩnh mạch có triệu chứng trĩ cấp và cứ 2 người bệnh trĩ thì có 1 người mắc cơn trĩ tái phát trong vòng 2 tháng sau cơn cấp và 76% bệnh nhân trĩ tái phát sau 2 tháng nếu không được điều trị.
Suy giãn tĩnh mạch và trĩ đều không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng có thể gây ra những hệ lụy khiến người bệnh khó chịu, đau nhức, mệt mỏi và tự ti, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu không chữa trị kịp thời khiến bệnh tiến triển nặng có thể làm sức khỏe người bệnh sa sút, điều trị khó khăn, tốn kém thời gian và kinh phí.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng mối nguy từ những căn bệnh này. Rất nhiều người bệnh có tâm lý chủ quan, không tuân thủ thuốc, một trong những lý do khiến cho việc điều trị thất bại. Kết quả là lãng phí thuốc, bệnh nặng hơn, tăng tỷ lệ nhập viện và giảm chất lượng cuộc sống.
Chính vì vậy, dược sỹ cũng cần phải hướng đến từng người bệnh cụ thể bằng các biện pháp tư vấn đủ và đúng bởi họ chính là những người giao tiếp với người bệnh hướng dẫn họ sử dụng thuốc.
Thực tế cũng cho thấy vai trò của các dược sĩ trong vấn đề giúp người bệnh kiểm soát bệnh vẫn là "một nguồn tài nguyên chưa được khai thác hết". Nếu bác sĩ là người trực tiếp thăm khám, điều trị; thì dược sĩ có vai trò cung cấp thuốc theo đơn mà bác sĩ đã kê, đồng thời cũng có trách nhiệm tư vấn thêm cho người bệnh làm sao để sử dụng thuốc đúng cách; chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, dược sĩ không chỉ là những người có am hiểu sâu sắc về các loại thuốc và cách dùng, công dụng cũng như tác dụng phụ của thuốc… mà còn là người bạn có thể lắng nghe tâm sự của người bệnh, giúp họ có thể thoải mái chia sẻ những vấn đề tế nhị, nhưng quan trọng hơn những gì họ nhận được sau khi bước ra khỏi cửa hiệu thuốc là những thông tin hữu ích sẽ giúp họ thay đổi lối sống.
"Đại dịch đã cuốn đi rất nhiều thứ, trong đó điều quý giá nhất là tính mạng con người. Trước đây, việc cập nhật các thông tin y tế cho nhân viên y tế, các dược sĩ tại các hệ thống rất là cần thiết và nay thì càng cấp thiết hơn. Chính vì vậy mà các cuộc đào tạo của các hãng dược như Servier là vô cùng bổ ích trong việc cung cấp các thông tin về mặt y tế, bệnh dịch học cho các dược sỹ tự tin và có các kiến thức lâm sàng đưa đến khách hàng" - bà Trương Hoàng Thanh Trúc – Chủ tịch hệ thống Trung Sơn Pharma chia sẻ.
Tham khảo thêm về suy giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ tại
Tham khảo thêm về suy giãn tĩnh mạch và đo tuổi chân tại https://daflon.com.vn