Trước đó, mẫu biểu tượng Sao la của tác Ngô Xuân Khôi (Hà Nội) đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác biểu trưng, biểu tượng vui, khẩu hiệu và bài hát của SEA Games 31.
Theo bà Lê Thị Hoàng Yến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch), Sao la được chọn bởi mẫu linh vật (biểu tượng vui - mascot) đảm bảo được các tiêu chí về bố cục, tính thẩm mỹ và ý nghĩa.
Sao la còn được gọi là "Kỳ lân châu Á" - một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống trong núi rừng Việt Nam và Lào (số ít). Sao la được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam vào tháng 5/1992 trong một chuyến khảo sát được Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tiến hành trong Vườn quốc gia Vũ Quang.
Ban tổ chức SEA Games 31 nhấn mạnh, thông qua linh vật Sao la, bạn bè quốc tế sẽ biết thêm những giá trị mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước Việt Nam. Hình tượng Sao la gợi lên sự thân thiện, nhanh nhẹn, hoạt bát phù hợp với thể thao, vừa mang chất đặc trưng của đất Việt.
Tạo hình 3D linh vật Sao la năng động và đáng yêu trong 40 nội dung thi đấu tại SEA Games 31, đã được ban tổ chức công bố và giới thiệu đến công chúng.
Sao la trong các bộ môn thi đấu bóng đá, bóng chuyền, bóng ném (trong nhà và bãi biển), bóng rổ...
Sao la trong các bộ môn võ thuật của SAE Games 31 (Vovinam, Judo, Taekwondo, Wushu, Vật, Kurash, Boxing, Kickboxing, Karate, Pencak Silat, Muay, Jujitsu).
Sao la "tập trung, quyết đoán" trong môn thi đấu bắn súng, bắn cung.
Mềm mại, uyển chuyển trong phần thi thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật, Erobic.
Mạnh mẽ với môn Tennis, Bóng bàn, Cầu lông.
Cờ tướng, Cờ vua, Thể thao điện tử.
Linh vật SEA Games 31 trong môn lặn, bơi lội, đua thuyền Rowing/canoewing