Hà Nội

Sẽ xây dựng chương trình, sách giáo khoa cho trẻ em khuyết tật

01-12-2021 09:16 | Y tế
google news

SKĐS - Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục trong giai đoạn từ nay tới năm 2030 là xây dựng chương trình, sách giáo khoa cho trẻ em khuyết tật; hỗ trợ kinh phí cho trẻ em thuộc diện chính sách, trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 của ngành Giáo dục.

Kế hoạch đặt ra một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030: Phấn đấu có 100% cơ sở giáo dục có nhà vệ sinh cho trẻ em. Nâng tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến trường đạt 99,3%; tỷ lệ trẻ em hoàn thành cấp tiểu học đạt 99%, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học cấp trung học cơ sở dưới 0,05%; 100% cơ sở giáo dục có dịch vụ hỗ trợ tâm lý…

Giai đoạn 2021-2030, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra 5 nhiệm vụ cơ bản: Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các chỉ tiêu; thực hiện các chính sách, giải pháp nhằm giảm tình trạng trẻ em bỏ học, đặc biệt là trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em, hỗ trợ tâm lý trẻ em trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, không có bạo lực; tăng cường hoạt động vận động cho trẻ em; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài liệu cho các cơ sở giáo dục.

Sẽ xây dựng chương trình, sách giáo khoa cho trẻ em khuyết tật - Ảnh 1.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục trong giai đoạn từ nay tới năm 2030 là xây dựng chương trình, sách giáo khoa cho trẻ em khuyết tật; hỗ trợ kinh phí cho trẻ em thuộc diện chính sách, trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ tổ chức rà soát hiện trạng công trình nước sạch và khu vệ sinh trong các cơ sở giáo dục, đề xuất kiến nghị UBND các cấp tại địa phương tăng cường nguồn lực để bảo đảm cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có đủ công trình vệ sinh và nước sạch; chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng và tài liệu giảng dạy, học tập phù hợp với trẻ em khuyết tật.

Theo báo cáo cuối năm học 2019 – 2020 của Bộ GD&ĐT, cả nước có khoảng 600,000 học sinh khuyết tật các dạng tật học hòa nhập và 12,000 học sinh khuyết tật học chuyên biệt. Học sinh khuyết tật học hòa nhập và chuyên biệt.

Minh Anh
Ý kiến của bạn