Sẽ trình UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hoá Thế giới?

27-10-2008 10:04 | Văn hóa – Giải trí
google news

Ngày 25/10, tại Yên Tử, đã diễn ra cuộc họp báo công bố tổ chức Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn từ 25 đến 27/11.

Ngày 25/10, tại Yên Tử, đã diễn ra cuộc họp báo công bố tổ chức Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn từ 25 đến 27/11.

Đại lễ diễn ra từ ngày 25 đến ngày 27/11 tại các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh như huyện Đông Triều, Yên Hưng, thị xã Uông Bí, Cẩm Phả... Ngày hôm nay (27/11) sẽ diễn ra Đại lễ tưởng niệm ở Quảng trường khai hội Yên Tử, thị xã Uông Bí với đoàn rước xe hoa, múa bài bông, Lục cúng Hoa Đăng và lễ cầu nguyện Thế giới Hoà bình-Quốc thái dân an.

 
Non thiêng Yên Tử
 
 
Sau Đại lễ tưởng niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông lần này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị tổ chức ngày mất của ông (1/11/1308) vào hàng năm như Quốc giỗ của Phật giáo và đây cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hoá Thế giới.

Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) đã 2 lần cầm quân đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông. Năm 35 tuổi, ông lên làm Thái Thượng Hoàng và năm 41 tuổi chính thức xuất gia tu hành tại Yên Tử. Trần Nhân Tông đã đổi tên Sơn môn Yên Tử thành Trúc Lâm Thiền phái, tự mình làm Đệ nhất Tổ với mục đích quy tụ ý trí, sức mạnh của toàn dân tộc hướng về một thế giới tâm linh thuần thiện, thuần mỹ, từ đó hóa thành tình thần đoàn kết của cả dân tộc Đại Việt. Hạt nhân cơ bản của Thiền phái Trúc lâm là chữ Tâm với nghĩa "tâm cứu độ chúng sinh, tâm giải phóng dân tộc, tâm hòa nhập cộng đồng". Khi đem "tâm" này để tu nhân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ thì sẽ trở thành tâm của một vị Hoàng đế vì Đạo pháp, vì Dân tộc.
 
 
Theo Đinh Mạnh Tú TT&VH

Ý kiến của bạn