Hà Nội

Sẽ thay đổi cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn

22-07-2022 07:19 | Xã hội
google news

SKĐS - Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kỳ, cuối năm học, cuối cấp học của học sinh trong môn Ngữ văn, Bộ GD&ĐT yêu cầu tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết.

Hai thí sinh đoạt Huy chương Olympic quốc tế mong muốn trở thành bác sĩ giỏiHai thí sinh đoạt Huy chương Olympic quốc tế mong muốn trở thành bác sĩ giỏi

SKĐS - Phan Xuân Hành và Trương Văn Quốc Đạt - hai thí sinh vừa mang về Huy chương Vàng Olympic Hóa học và Huy chương Bạc Olympic Sinh học Quốc tế năm 2022 đều cho biết ước mơ sau này sẽ vào học ngành Y và trở thành những bác sĩ giỏi.

Bộ GD&ĐT cho biết, việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt cấp tiểu học và môn Ngữ văn cấp trung học đã đạt được thành quả nhất định. Để tiếp tục khắc phục tình trạng dạy học nặng về thuyết giảng, đọc chép và yêu cầu thuộc lòng theo văn mẫu, Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT chỉ đạo nhà trường thực hiện những nội dung sau:

Đổi mới cách dạy và cách học môn Ngữ văn

Tăng cường hơn nữa việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn, dành nhiều thời gian cho các hoạt động thực hành, vận dụng, trình bày, thảo luận để rèn luyện kỹ năng đọc, viết, nói, nghe và cảm thụ thẩm mỹ theo yêu cầu, mức độ với từng lớp học, cấp học.

Trong quá trình dạy học, giáo viên cần giao nhiệm vụ học tập rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh, nêu cụ thể các yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành; chú trọng kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ, động viên học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.

Xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức học môn Ngữ văn theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt động ở trong và ngoài lớp học.

Đối với dạy đọc, xác định rõ mục đích giúp học sinh biết cách đọc và tự đọc hiểu được văn bản; thông qua đó hình thành phẩm chất, nhân cách học sinh. Coi ngữ liệu là phương tiện và việc tìm hiểu ngữ liệu là cách thức để hình thành, phát triển năng lực đọc hiểu văn bản. Bên cạnh việc giúp học sinh hiểu được nội dung và hình thành văn bản, cần chú ý trang bị cho học sinh công cụ, cách thức để đọc hiểu các văn bản cùng thể loại hoặc loại hình với văn bản được học.

Năm học tới, việc dạy học và thi môn Ngữ văn sẽ thay đổi thế nào? - Ảnh 2.

Các nhà trường cần xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức học môn Ngữ văn theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe. Ảnh minhh họa.

Giáo viên có thể đưa ra những gợi ý, chỉ dẫn để giúp học sinh đọc nhưng không lấy việc phân tích, bình giảng của mình để áp đặt hay thay thế cho những suy nghĩ của học sinh; tránh đọc chép và yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Gắn dạy đọc với các hoạt động dạy viết, nói, nghe, thực hành tiếng Việt và các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phù hợp với từng lớp học, cấp học.

Đối với dạy viết, chú trọng yêu cầu học sinh hình thành ý tưởng, biết cách trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo, có sức thuyết phục để qua đó rèn luyện tư duy và cách viết các kiểu văn bản. Tập trung vào yêu cầu hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tạo văn bản.

Ở mỗi bước, giáo viên có thể sử dụng, khai thác ngữ liệu minh họa một cách hợp lý giúp học sinh hiểu được đặc điểm hình thức, ngôn ngữ, phương thức biểu đạt của từng kiểu văn bản; từ đó, giúp học sinh hình thành kỹ năng viết của mình. Xây dựng và tăng cường sử dụng các bài tập dạy viết gắn với các tình huống thực tiễn và giả định để học sinh nhận thức mối quan hệ giữa yêu cầu học viết trong nhà trường với nhu cầu tạo lập các sản phẩm viết trong đời sống.

Thay đổi cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn

Việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn cần đảm bảo nguyên tắc phát huy những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.

Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kỹ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.

Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kỳ, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

Khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh. Xây dựng bộ công cụ đánh giá để hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm. Khi nhận xét, đánh giá các sản phẩm của học sinh, cần tôn trọng và khuyến khích cách nghĩ, cách cảm riêng của học sinh trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật.

Bộ GD&ĐT: Đã có kết quả xác minh nghi vấn lộ đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022Bộ GD&ĐT: Đã có kết quả xác minh nghi vấn lộ đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022

SKĐS - Bộ GD&ĐT vừa cho biết, đã nhận được kết quả xác minh nghi vấn lộ đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 từ cơ quan chức năng của Bộ Công an.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn