Sau tranh cãi vì vượt đèn vàng, nữ tài xế bất ngờ mức phạt mới quá cao

01-01-2025 13:55 | Xã hội

SKĐS - Nhiều người dân vẫn chưa nắm được thông tin về việc tăng nặng mức xử phạt các lỗi vi phạm giao thông từ ngày 1/1/2025.

Không chỉ tăng mức phạt, CSGT còn ưu tiên dùng camera gắn trên người để xử lý vi phạmKhông chỉ tăng mức phạt, CSGT còn ưu tiên dùng camera gắn trên người để xử lý vi phạm

SKĐS - Lực lượng CSGT sẽ ưu tiên sử dụng hệ thống giám sát, camera cầm tay, đeo trên người cán bộ chiến sĩ để ghi hình tuyên truyền nhắc nhở, xử lý người tham gia giao thông.

Video ghi nhận ngày đầu xử lý vi phạm giao thông sau khi tăng nặng mức phạt:

Từ 1/1, Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực, trong đó tăng cao mức xử phạt nhiều hành vi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông như: Vượt đèn đỏ, đi ngược chiều...

Ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống trong sáng 1/1, Phòng CSGT Hà Nội đã triển khai đồng loạt các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn và xử lý vi phạm ngay từ những giờ đầu áp dụng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định 168/2024.

Ghi nhận tại địa bàn Đội CSGT Đường bộ số 1 phụ trách (quận Hoàn Kiếm), phần lớn người dân đã tuân thủ quy định, đặc biệt là dừng chờ đèn đỏ đúng tín hiệu giao thông. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp cố tình vi phạm, điển hình là hành vi vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm và đi ngược chiều. Theo đó, trong khoảng 3 giờ đồng hồ xử lý vi phạm tại nút giao Phan Bội Châu - Hai Bà Trưng, nhiều trường hợp vi phạm đã bị tổ công tác phát hiện, xử lý.

Đáng chú ý nhất trong số các trường hợp vi phạm là nữ tài xế điều khiển xe máy biển kiểm soát 29P1 - 635.42 khi người này bị bắt vì lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (không dừng trước vạch kẻ khi tín hiệu đèn giao thông chuyển vàng). Nữ tài xế tranh cãi với CSGT về việc mình đi khi đèn vàng là không sai, phải mất 1 khoảng thời gian được lực lượng chức năng giải thích thì người này mới chịu thừa nhận lỗi sai.

Trong khi đó, cũng trong sáng 1/1, tại Đại lộ Thăng Long, tổ công tác thuộc Đội CSGT đường bộ số 11 phát hiện nhiều trường hợp điều khiển xe mô tô đi vào cao tốc. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng, gây nguy hiểm trực tiếp cho cả người điều khiển và các phương tiện khác trên tuyến đường có tốc độ di chuyển cao.

Tiếp đó, trên địa bàn quận Đống Đa, tổ công tác đặc biệt số 7 đã xử lý nhiều hành vi như không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe kéo theo phương tiện khác, đi ngược chiều. Đại úy Chu Mạnh Dũng, cán bộ Đội CSGT Đường bộ số 7, tổ trưởng tổ công tác đặc biệt số 7, chia sẻ rằng việc xử lý mạnh tay các hành vi vi phạm là cần thiết để xây dựng văn hóa giao thông an toàn, văn minh.

Đại tá Trần Đình Nghĩa, Trưởng Phòng CSGT Hà Nội cho biết, việc tăng mức xử phạt không chỉ nhằm tăng tính răn đe mà còn để xử lý nghiêm các hành vi cố ý vi phạm do các hành vi như vượt đèn đỏ, lạng lách hay đi ngược chiều không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của những người tham gia giao thông.

"Cùng với việc tăng cường xử lý vi phạm, lực lượng CSGT Hà Nội sẽ đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát và triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân. Những biện pháp đồng bộ này không chỉ nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông mà còn hướng tới xây dựng một môi trường giao thông an toàn, văn minh tại Thủ đô", Đại tá Trần Đình Nghĩa nói.

Hình ảnh ghi nhận ngày đầu xử lý vi phạm giao thông sau khi tăng nặng mức phạt:

Sau tranh cãi vì vượt đèn vàng, nữ tài xế bất ngờ mức phạt mới quá cao- Ảnh 2.

Sáng 1/1, Nghị định 168/2024 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, thay thế cho Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123) chính thức có hiệu lực.

Sau tranh cãi vì vượt đèn vàng, nữ tài xế bất ngờ mức phạt mới quá cao- Ảnh 3.

Hành vi vượt đèn đỏ với người điều khiển ô tô sẽ bị xử phạt 18 - 20 triệu đồng (tăng gần 4 lần so với Nghị định 100/2019), đi ngược chiều với người điều khiển xe máy sẽ bị phạt 4 - 6 triệu (tăng gấp hơn 3 lần so với Nghị định 100/2019)...

Sau tranh cãi vì vượt đèn vàng, nữ tài xế bất ngờ mức phạt mới quá cao- Ảnh 4.

Bị thông báo mức xử phạt, nhiều người không tin và phải kiểm tra lại trên các phương tiện thông tin.

Sau tranh cãi vì vượt đèn vàng, nữ tài xế bất ngờ mức phạt mới quá cao- Ảnh 5.

Người vi phạm đánh giá mức xử phạt mới có thể bằng cả tháng lương với nhiều người lao động.

Sau tranh cãi vì vượt đèn vàng, nữ tài xế bất ngờ mức phạt mới quá cao- Ảnh 6.

Hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông đối với xe máy tăng mức xử phạt gấp nhiều lần mức cũ, đây cũng là hành vi người điều khiển xe máy vi phạm nhiều nhất.

Sau tranh cãi vì vượt đèn vàng, nữ tài xế bất ngờ mức phạt mới quá cao- Ảnh 7.

Do không nắm được quy định mức phạt mới nên 1 số tài chế (chủ yếu là xe ôm, shipper,...) chủ quan, những người này khẳng định nếu biết bị phạt cả triệu đồng thì không dám mắc lỗi.

Sau tranh cãi vì vượt đèn vàng, nữ tài xế bất ngờ mức phạt mới quá cao- Ảnh 8.

Hành vi vượt đèn đỏ bị camera của lực lượng CSGT ghi lại.

Sau tranh cãi vì vượt đèn vàng, nữ tài xế bất ngờ mức phạt mới quá cao- Ảnh 9.

Một số người dân tham gia giao thông nhưng yếu kiến thức về luật, bản thân vi phạm cũng không biết.

Sau tranh cãi vì vượt đèn vàng, nữ tài xế bất ngờ mức phạt mới quá cao- Ảnh 10.

Trong giờ thời gian tới CSGT Hà Nội tiếp tục tuyên truyền về luật trật tự an toàn giao thông và các quy định liên quan đến xử phạt trong lĩnh vực giao thông có hiệu lực từ 1/1/2025. Đối với các trường hợp cố tình vi phạm sẽ xử lý nghiêm với phương châm không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Từ 1/1/2025, Nghị định 168/2024 của Chính phủ sẽ chính thức có hiệu lực, với mức xử phạt tăng mạnh cho các hành vi vi phạm giao thông nghiêm trọng. Đây là biện pháp quyết liệt nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật và bảo đảm an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.

Mức phạt đối với những hành vi như không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, chạy lạng lách, đánh võng, đi ngược chiều hay che dán biển số đã tăng đáng kể. Cụ thể, phạt 18-20 triệu đồng đối với ô tô không chấp hành đèn tín hiệu giao thông (tăng từ 4-6 triệu đồng), 4-6 triệu đồng đối với xe máy (tăng từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng). Các hành vi lạng lách, đánh võng sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng và có thể bị tịch thu phương tiện nếu vi phạm nghiêm trọng. Đối với xe che dán hoặc không gắn biển số, mức phạt cũng được điều chỉnh để ngăn chặn hành vi trốn tránh trách nhiệm pháp luật.

Ngoài ra, cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe chính thức được áp dụng. Mỗi bằng lái có 12 điểm, nếu bị trừ hết, người vi phạm sẽ phải thi lại lý thuyết sau 6 tháng để được phục hồi.

Xem thêm video được quan tâm:

CSGT Hà Nội ra quân đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết.

Thành Long
Ý kiến của bạn