Sau thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh cần làm gì để có cơ hội vào đại học?

05-07-2023 09:41 | Thời sự
google news

SKĐS - Để giành một suất chắc chắn vào đại học, khi thi tốt nghiệp THPT xong, thí sinh cần phải bám sát và thực hiện đúng các yêu cầu của Bộ GD&ĐT.

Bộ GD&ĐT nói gì về đáp án tốt nghiệp THPT đang gây xôn xao dư luận?Bộ GD&ĐT nói gì về đáp án tốt nghiệp THPT đang gây xôn xao dư luận?

SKĐS - Sau khi đáp án chính thức môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT được công bố, nhiều người cho rằng câu tìm lỗi sai có đáp án chưa thỏa đáng. Chiều 4/7, Bộ GD&ĐT cho biết đang cân nhắc chuyên môn về đáp án để đảm bảo quyền lợi cho tất cả thí sinh.

Thí sinh cần lưu ý quy trình xét tuyển

Để giảm áp lực thi cử và gia tăng cơ hội vào ngành học yêu thích cho thí sinh, năm nay, song song với xét điểm thi tốt nghiệp THPT, các trường đại học vẫn tổ chức xét tuyển sớm theo nhiều phương thức như xét tuyển học bạ, ưu tiên xét tuyển, thi đánh giá năng lực...

Lưu ý thí sinh khi đã trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển sớm, PGS.TS Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương cho biết, thí sinh sẽ nhận được thông báo của nhà trường. Trong đó, có chi tiết về việc cần làm gì ở khâu tiếp theo để đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD&ĐT và đặt thứ tự nguyện vọng như thế nào để tối ưu hóa mong muốn trên cơ sở năng lực của bản thân.

Theo PGS.TS Vũ Thị Hiền, điều quan trọng nhất khi đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD&ĐT là phải căn cứ trên sự yêu thích của thí sinh, chứ không phải xếp theo thứ tự khả năng trúng tuyển.

Sau thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh cần làm gì để có cơ hội vào đại học? - Ảnh 2.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.

Tại Hướng dẫn tuyển sinh 2023, trước 17 giờ ngày 8/7, các trường hoàn thành công tác xét tuyển sớm và thông báo kết quả cho thí sinh để đăng ký xét tuyển trên cổng thông tin chung của Bộ GD&ĐT; cập nhật lên hệ thống danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm. Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sớm cần rà soát lại thông tin các nguyện vọng trúng tuyển của mình trên cổng thông tin chung sau khi các trường cập nhật danh sách.

Theo quy chế tuyển sinh đại học năm nay, ngoài việc đăng ký trực tiếp tại các trường, sau khi có kết quả xét tuyển, thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sớm bắt buộc phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển đợt 1 trên hệ thống chung trong khoảng thời gian từ ngày 10/7 đến 17 giờ ngày 30/7 để lọc ảo. Trong suốt thời gian đăng ký nguyện vọng này, thí sinh được quyền điều chỉnh nguyện vọng không giới hạn số lần nên có thể thao tác điều chỉnh nhiều lần so với đăng ký ban đầu.

Ghi nhận thực tế cho thấy, việc một thí sinh nộp hồ sơ bằng các phương thức xét tuyển sớm vào nhiều trường và cùng nhận được nhiều thông báo đủ điều kiện trúng tuyển là rất phổ biến. Tuy nhiên, thí sinh chỉ được trúng tuyển vào một nguyện vọng duy nhất.

Do đó, trong quá trình đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống chung, thí sinh cần sắp xếp các nguyện vọng xét tuyển hợp lý và thông minh theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp để đảm bảo cơ hội trúng tuyển vào đúng ngành, đúng trường mong muốn.

Những ngành học được miễn, giảm học phí năm 2023

Các ngành miễn học phí: Theo Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, các ngành miễn học phí cho sinh viên bao gồm: chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh và Mác-Lê nin; chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y tâm thần, Giám định pháp Y, Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.

Ngoài các ngành học trên, sinh viên thuộc một trong các trường hợp sau cũng được miễn học phí khi theo học các cơ sở đào tạo đại học công lập: sinh viên hệ cử tuyển; sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.

Các ngành học được giảm 70% học phí: Bên cạnh các ngành miễn học phí thì hiện nay cũng có rất nhiều ngành giảm học phí cho sinh viên đến 70%.

Cụ thể, tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 81 quy định các ngành học giảm 70% học phí cho sinh viên gồm: các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: nhạc công kịch hát dân tộc; nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ; diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống; các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, tuồng, chèo, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ LĐ-TB&XH quy định.

Ngoài ra các ngành học trên, chế độ giảm 70% học phí còn áp dụng đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo.

Tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm thực hiện tốt các khâu chấm thi tốt nghiệp THPT

Theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Huỳnh Văn Chương, sau khi kết thúc công tác coi thi, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm thực hiện tốt các khâu chấm thi, đối sánh dữ liệu, công bố kết quả thi, phúc khảo bài thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục Mầm non năm 2023.

Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia, đoàn kiểm tra chấm thi của Bộ GD&ĐT sẽ kiểm tra công tác chấm thi ở các Hội đồng thi trong suốt thời gian diễn ra hoạt động này để tăng cường tính nghiêm minh. Với các tỉnh, thành, Bộ GD&ĐT yêu cầu thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc quy trình chấm thi tự luận, trắc nghiệm và phúc khảo bài thi đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GDĐT; có camera giám sát phòng chấm thi 24/24 giờ.

Đồng thời, tăng cường củng cố hạ tầng công nghệ thông tin để việc công bố kết quả thuận lợi, không xảy ra tình trạng nghẽn mạng; sẵn sàng hỗ trợ thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng sau khi có kết quả thi. Cùng với đó, triển khai xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh đúng quy chế; trong đó, tập trung rà soát kỹ thông tin dữ liệu đăng ký thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Để đỗ tốt nghiệp THPT 2023, thí sinh cần đạt bao nhiêu điểm?Để đỗ tốt nghiệp THPT 2023, thí sinh cần đạt bao nhiêu điểm?

SKĐS - Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đang là vấn đề được phụ huynh và thí sinh quan tâm. Vậy thí sinh cần đạt bao nhiêu điểm mới được công nhận tốt nghiệp THPT 2023?


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn