Sâu răng

07-10-2015 09:57 | Bệnh trẻ em
google news

Khi trên răng trẻ xuất hiện những lỗ hổng có thể nhìn thấy, hay khi trẻ cảm thấy đau buốt thì răng đã bị ảnh hưởng khá nặng nề gọi là sâu răng.

Triệu chứng

Sâu răng trên răng sữa thường khởi đầu ở các hố và rãnh. Các sang thương nhỏ khó có thể phát hiện bằng mắt thường; nhưng các sang thương lớn thường có biểu hiện là lỗ thủng ở mặt nhai.

• Vị trí sâu răng thường gặp ở mặt bên (mặt tiếp xúc giữa các răng) và các tổn thương do sâu răng thường được biểu hiện ở các bề mặt trơn láng (mặt ngoài và mặt trong).

Nguyên nhân

Sau khi ăn, nếu không có chế độ chăm sóc răng đúng cách, thì thức ăn thừa kết hợp với vi khuẩn sẽ tạo thành acid răng miệng ăn mòn calci ở men răng tạo ra các lỗ li ti mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Bắt đầu từ những lỗ li ti này, răng sẽ mất dần khả năng phòng thủ trước những đợt tấn công mới của acid mỗi khi trẻ ăn.

Sâu răng

Cách phòng chống

• Tập cho trẻ thói quen đánh răng thường xuyên sau khi ăn. Một số em lười đánh răng do không thích mùi vị cay của kem đánh răng, tuy nhiên nếu dùng đúng liều lượng theo chỉ dẫn thì trẻ sẽ từ từ hình thành thói quen này.

• Không nên cho trẻ ngậm bình sữa lâu hay dùng thức ăn ngọt vào ban đêm. Đối với trẻ có nguy cơ bị sâu răng cao, cần tránh dùng các loại bánh snack giữa các bữa ăn.

• Cho trẻ khám răng định kỳ 3 tháng/lần để phát hiện sớm sâu răng và chữa trị kịp thời.

Điều trị

• Tuổi của trẻ lúc bị sâu răng có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị răng. Với trẻ dưới 3 tuổi không dùng thủ thuật, mà đòi hỏi có các hỗ trợ như kìm giữ trẻ, gây tê hay gây mê trong lúc trám răng. Sau 4 tuổi, trẻ có khả năng đáp ứng với việc chữa răng và với thuốc gây tê tại chỗ.

• Những chiếc răng sâu nhẹ thì phải trám bít hố rãnh hay hàn kín. Những chiếc răng sâu nặng thì phải được chữa tủy.


Ý kiến của bạn