Hà Nội

Sau phẫu thuật cắt dạ dày nên ăn uống thế nào để hồi phục nhanh?

17-12-2021 07:12 | Dinh dưỡng
google news

SKĐS - Sau phẫu thuật cắt dạ dày, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với hiện tượng suy dinh dưỡng dẫn đến giảm đáp ứng điều trị và làm tăng tác dụng phụ của các phương pháp bổ trợ như hoá xạ trị. Bài viết của ThS.BS Đỗ Tất Thành là những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật cắt dạ dày.

Theo ThS. BS Đỗ Tất Thành – Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, phẫu thuật cắt dạ dày được chỉ định cho các trường hợp như ung thư dạ dày, viêm loét nặng, thủng dạ dày và điều trị béo phì. 

Cắt dạ dày một phần hoặc cắt dạ dày toàn bộ làm giảm lượng thức ăn, rối loạn nhu động, có thể gây ra chướng bụng, đầy hơi và đi ngoài thường xuyên. Người bệnh đã trải qua phẫu thuật cắt dạ dày một phần hoặc toàn bộ phải tuân thủ chế độ ăn uống với quy tắc cụ thể để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, duy trì thể trạng.

Hóa trị sau phẫu thuật cắt dạ dày cũng gây chán ăn, đau họng, khô miệng, thay đổi vị giác, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón và mệt mỏi, gây giảm cân và suy dinh dưỡng. Nguy cơ suy dinh dưỡng cao ở bệnh nhân cắt dạ dày làm chậm tốc độ phục hồi và tăng tử vong.

Sau phẫu thuật cắt dạ dày nên ăn uống thế nào để hồi phục nhanh? - Ảnh 1.

Phẫu thuật cắt dạ dày

1. Giai đoạn đầu: 1-2 ngày sau phẫu thuật cắt dạ dày

Trước đây vẫn tồn tại quan điểm chưa cho người bệnh ăn bằng đường tiêu hóa ở giai đoạn này, chờ người bệnh trung tiện được mới bắt đầu cho ăn, chủ yếu là bù nước và điện giải cung cấp glucid đảm bảo lượng calo cần thiết cho nuôi dưỡng cơ thể và làm giảm giáng hóa protein.

Tuy nhiên, ngày nay quan điểm cho rằng: cho ăn muộn không có lợi ích cho người bệnh. Nếu không cho ăn đường ruột sớm thì các tế bào đường ruột có thể bị hoại tử và hệ vi khuẩn đường ruột sẽ thẩm lậu qua ruột vào máu. Nuôi dưỡng đường ruột sớm còn mang nhiều lợi ích khác cho người bệnh: tăng cường sức đề kháng, giảm giáng hóa protein…

Trong giai đoạn đầu: 1-2 ngày sau mổ, có thể truyền tĩnh mạch các loại dịch cung cấp đường và điện giải. Bắt đầu nuôi dưỡng tiêu hoá bằng cho uống rất ít, nếu người bệnh bị chướng bụng nặng thì không nên cho uống.

2. Giai đoạn tiếp theo

Sau khi cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày, thức ăn sẽ qua nhanh hơn, hoặc trực tiếp đến phần đầu tiên của ruột non. Do đó, giai đoạn tiêu hóa lần đầu tiên được thực hiện trong dạ dày bị giảm hoặc mất. Các triệu chứng và rối loạn sau phẫu thuật có thể được giảm bớt khi ăn chậm nhai kỹ, chế biến kỹ lưỡng các món. Nên chia nhỏ bữa ăn tối thiểu sáu lần một ngày, ưu tiên thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hơn.

Các nhóm thực phẩm nên chọn bao gồm: tinh bột phức (ngũ cốc xay xát rối, khoai củ); thịt nạc và cá nạc; rau mềm; các loại sữa gầy hoặc sữa thuỷ phân tốt, sữa chua (ít béo), dầu thực vật (dầu oliu)…

Dạng chế biến nên sử dụng nhiệt kéo dài nhằm phân cắt kỹ các liên kết của thực phẩm giúp khả năng tiêu hoá và hấp thu tốt hơn.

3. Giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật cắt dạ dày

Giai đoạn này vết mổ đã liền, người bệnh đã dần hồi phục. Vì thế chế độ ăn cần phải cung cấp đầy đủ calo và protein để tăng nhanh thể trọng và vết thương mau lành. Đây là chế độ ăn nhiều protein và calo.

Protein có thể lên tới 120-150 g/ngày và năng lượng có thể lên tới 2500-3000kcal/ngày. Khẩu phần này cần được chia nhiều bữa trong ngày.

Dùng nhiều trứng sữa và đậu đỗ để tăng cường protein. Ăn các loại hoa quả để tăng cường vitamin nhóm B và nhóm C.

4. Thực đơn mẫu

Sau phẫu thuật cắt dạ dày nên ăn uống thế nào để hồi phục nhanh? - Ảnh 4.

Sáng: Cháo gà 300ml;

1 cốc trà ấm 50ml sau ăn sáng khoảng 30 phút

Phụ sáng: 1 cốc sinh tố bơ 200ml

Trưa: 1 lưng bát cơm nát, cá sốt cà chua, 1 bát rau luộc

Phụ chiều: Sữa bột pha 200ml

Tối: 1 lưng bát cơm nát, thịt bò hầm cà rốt khoai tây, 1 bát canh rau lang

Trước đi ngủ: Sữa đậu nành 200ml

Sau phẫu thuật cắt dạ dày nên ăn uống thế nào để hồi phục nhanh? - Ảnh 4.

Trong quá trình hồi phục của bệnh nhân trước khi tập ăn chế độ đặc hơn như: bún, miến, phở, cơm, có thể ăn các thực phẩm thay thế tương đương như sau:

Nhóm đạm: 100 gam thịt nạc tương đương với 100 gam thịt bò, thịt gà; 120 gam tôm, cá nạc; 2 quả trứng vịt; 3 quả trứng gà; 8 quả trứng chim cút, 200 gam đậu phụ.

Nhóm chất bột đường: 100 gam gạo tương đương với 2 lưng bát cơm; 100 gam miến; 100 gam bột mì; 100 gam bánh quy; 100 gam phở khô; 100 gam bún khô; 170 gam bánh mỳ; 250 gam bánh phở tươi; 300 gam bún tươi; 400 gam khoai củ các loại.

Nhóm chất béo: 1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương 8 gam lạc, 8 gam vừng.

Muối: 1 gam muối ăn tương đương với 5ml nước mắm, 7 ml magie.

PGS.TS Trần Minh Đạo
https://suckhoedoisong.vn/an-the-nao-...
Cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dạ dàyCách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dạ dày

Mẹ tôi 63 tuổi, vừa trải qua phẫu thuật cắt 1/3 dạ dày. Ngoài việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, tôi nên chăm sóc mẹ thế nào? Xin bác sĩ tư vấn giúp!

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hà Nội chưa có phương án phong tỏa diện rộng, tình hình vẫn trong tầm kiểm soát


Thanh Loan
Ý kiến của bạn