Sau lần đổi tên biến thể COVID-19, WHO đổi tên bệnh đậu mùa khỉ, vì sao?

17-08-2022 08:16 | Quốc tế
google news

SKĐS - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các biến thể của virus đậu mùa khỉ trước đây được gọi là lưu vực Congo và các chủng Tây Phi đã chính thức được đổi tên để tránh bị kỳ thị thêm về căn bệnh này.

1. Sử dụng chữ số La Mã cho việc đổi tên biến thể của virus gây bệnh đậu mùa khỉ

Trong thông báo của mình, WHO cho biết: "Các loại virus mới được xác định, các bệnh liên quan và các biến thể virus được đặt tên để tránh gây xúc phạm đến bất kỳ nhóm văn hóa, xã hội, quốc gia, khu vực, nghề nghiệp hoặc dân tộc nào và giảm thiểu tác động tiêu cực đến thương mại, du lịch, du lịch hoặc phúc lợi động vật".

Sau lần đổi tên biến thể COVID-19 , WHO đổi tên bệnh đậu mùa khỉ, vì sao? - Ảnh 1.

Hình ảnh hiển vi điện tử truyền màu của các hạt đậu mùa khỉ (màu đỏ) được tìm thấy trong một tế bào bị nhiễm bệnh (màu xanh lam). Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm (NIAID)

Ngày 13/8 vừa qua, giới chuyên gia đã nhất trí trong việc đổi tên các biến thể của virus gây bệnh đậu mùa khỉ bằng cách sử dụng chữ số La Mã thay vì khu vực địa lý. Các tên mới này có hiệu lực ngay lập tức. Lưu vực Congo và các biến thể Tây Phi đã được phân loại lại thành Clade I và Clade II.

Chủng virus trước đây được gọi là chủng Congo Basin gây bệnh đậu mùa khỉ đặc hữu ở Trung Phi nay gọi là Chủng I (Clade I).

Chủng virus trước đây gọi là chủng Tây Phi nay gọi là Chủng II (Clade II). Chủng II gồm hai dòng phụ được gọi là Chủng IIa và Chủng IIb, trong đó Chủng IIb là nhóm biến thể chính lưu hành trong đợt bùng phát năm 2022.

2. Mọi người có thể đề xuất tên gọi mới không gây kỳ thị với bệnh đậu mùa khỉ

Đồng thời WHO đang tổ chức một cuộc tham vấn mở để đặt tên bệnh mới không gây kỳ thị cho bệnh đậu mùa khỉ. Bất cứ ai muốn tham vấn những cái tên mới đều có thể đề xuất qua trang web riêng của WHO.

Sau lần đổi tên biến thể COVID-19 , WHO đổi tên bệnh đậu mùa khỉ, vì sao? - Ảnh 2.

Trang web tham vấn đổi tên bệnh đậu mùa khỉ của WHO: https://icd.who.int/dev11

Trước đó, cộng đồng các nhà khoa học đã thúc đẩy việc thay đổi tên trong suốt đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay. Một lá thư do các nhà nghiên cứu viết được xuất bản ngày 10 tháng 6 trên diễn đàn thảo luận Virological cho biết: ngày càng có nhiều câu chuyện trên các phương tiện truyền thông và nhiều nhà khoa học đang cố gắng liên kết sự bùng phát toàn cầu hiện nay với châu Phi hoặc Tây Phi hoặc Nigeria.

Tuy nhiên, nguồn gốc của đợt bùng phát hiện tại vẫn chưa được hiểu đầy đủ và căn bệnh này cho đến nay đã lây lan sang 82 quốc gia chưa từng ghi nhận trường hợp đậu mùa khỉ trong lịch sử, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ.

Ngoài ra, cộng đồng ngày càng lo ngại về những ảnh hưởng do kỳ thị mà thông điệp xung quanh tên bệnh đậu mùa khỉ có thể gây ra đối với những nhóm người bị phân biệt chủng tộc và kỳ thị - đặc biệt đối với người da đen và những người da màu khác, cũng như các thành viên của cộng đồng LGBT.

Sự kỳ thị này đã từng xuất hiện ở giai đoạn bùng phát của đại dịch COVID-19 khi mà tên gọi của biến thể này chưa được đổi.

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ khi quan hệ tình dục?Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ khi quan hệ tình dục?

SKĐS - Bệnh đậu mùa khỉ có khả năng lây lan thêm virus khi tiếp xúc gần gũi, ví dụ như hoạt động tình dục với người nghi nhiễm có nguy cơ cao. Vậy cách nào để "chuyện ấy" an toàn trước rủi ro nhiễm bệnh đậu mùa khỉ?

Xem thêm video đang được quan tâm:

Những đối tượng nào là nhóm nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ?


Hoàng Nam
Ý kiến của bạn