Đột quỵ trong những năm gần đây đã trở thành nguyên nhân tử vong đứng thứ hai, chỉ sau nhồi máu cơ tim, và là nguyên nhân số một gây tàn phế.
Sau đột quỵ người bệnh thường gặp các vấn đề về: Liệt và các vấn đề vận động; rối loạn cảm giác bao gồm cả đau; ngôn ngữ và chữ viết; tư duy và trí nhớ; rối loạn cảm xúc…
- Đối với các vấn đề vận động hoặc liệt
Sau đột quỵ, vấn đề về vận động hoặc liệt là đáng lưu ý thường gặp nhất. Điều này khiến người bệnh thường bị liệt thường xảy ra ở một bên cơ thể đối diện với bên não bị tổn thương nên có thể ảnh hưởng ở mặt, tay, chân hoặc toàn bộ một bên cơ thể.
Hệ lụy là người bệnh đột quỵ bị liệt sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các vận động hàng ngày, một số gặp khó khăn khi nuốt khó do tổn thương phần não kiểm soát các cơ nuốt. Tổn thương tiểu não ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng và tư thế của cơ thể.
- Đối với cảm giác
Người bệnh đột quỵ có thể mất khả năng cảm giác đau, sờ, nhiệt độ hoặc vị trí và có thể mất khả năng nhận biết một phần cơ thể. Một số người có cảm giác đau, tê, ngứa hoặc như bị châm chích, được gọi là các dị cảm.
Ngoài ra, người bệnh có thể mất cảm giác tiểu tiện ngay sau đột quỵ, một số trường hợp mất khả năng đi tiểu hoặc kiểm soát cơ bàng quang, trong khi một số mất khả năng nhịn tiểu trước khi đến phòng vệ sinh.
Người bệnh đột quỵ cũng có thể bị táo bón, đôi khi do tổn thương hệ thần kinh (bệnh lý đau do thần kinh) khiến cho người bệnh xuất hiện hội chứng đau mạn tính.
Ở một số bệnh nhân, có cảm giác đau ở chi hoặc một bên cơ thể bị rối loạn cảm giác. Đau cũng có thể xảy ra mà không có tổn thương hệ thần kinh, thường do tình trạng yếu liệt cơ gây ra, phổ biến nhất là đau do mất vận động của khớp bị bất động trong thời gian dài cùng với tổn thương gân và dây chằng quanh khớp. Hiện tượng này thường được gọi là - khớp đông cứng, cần dự phòng bằng cách tập vận động thụ động sớm.
- Đối với ngôn ngữ và chữ viết
Vấn đề ngôn ngữ và chữ viết cũng xảy ra thường xuyên ở người bệnh đột quỵ. Theo thống kê có khoảng 1/4 số bệnh nhân đột quỵ bị rối loạn ngôn ngữ, liên quan đến khả năng nói, viết và hiểu ngôn ngữ. Những người bị tổn thương gặp khó khăn khi thể hiện suy nghĩ do mất khả năng nói những từ ngữ họ nghĩ và viết câu không hoàn chỉnh.
Trái lại, một số người bệnh lại nói không lưu loát, khó hiểu người khác nói gì hoặc viết gì. Ở người bệnh đột quỵ, thể nặng nhất của mất ngôn ngữ là mất ngôn ngữ toàn thể người bệnh mất khả năng nói, nghe hiểu, đọc, viết.
- Đối với trí nhớ
Người bệnh đột quỵ có thể gây tổn thương các phần não kiểm soát trí nhớ, khả năng học hỏi và nhận thức. Người bệnh có thể mất trí nhớ ngắn hạn hoặc giảm sự chú ý, mất khả năng lập kế hoạch, hiểu ý nghĩa, học thứ mới và các hoạt động tinh thần phức tạp khác.
- Đối với cảm xúc
Nhiều người bệnh sau đột quỵ xuất hiện cảm giác sợ hãi, lo lắng, thất vọng, giận dữ, buồn bã, và một cảm giác đau buồn do suy giảm thể chất và tinh thần. Các cảm giác này là phản ứng tự nhiên với sang chấn tâm lý do đột quỵ.
Người bệnh đột quỵ dễ bị trầm cảm và đây là rối loạn hay gặp nhất, với các biểu hiện như rối loạn giấc ngủ, thay đổi cảm giác ngon miệng dẫn tới sụt cân hoặc tăng cân, thờ ơ, hạn chế giao tiếp xã hội, hay cáu gắt, mệt mỏi, tự ti, suy nghĩ tự tử. Trầm cảm sau đột quỵ có thể điều trị bằng thuốc chống trầm cảm và tư vấn tâm lý.
Tóm lại: Đột quỵ não là một bệnh lý nguy hiểm, để lại di chứng tàn tật, thậm chí tử vong, nhưng có thể dự phòng được, cụ thể:
- Cần hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
- Nếu có các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu… cần điều trị tốt.
- Hằng ngày cần tập thể dục, giảm cân nặng tránh béo phì.
- Cần đi khám sức khỏe tổng quát 3 – 6 tháng/lần để nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như được bác sĩ tư vấn về những căn bệnh tiềm tàng, trong đó có đột quỵ.
Mời độc giả xem thêm video:
Những sai lầm khiến chị em chăm sóc da kỹ lưỡng nhưng da vẫn xỉn màu | SKĐS