Để thực hiện nghiên cứu của mình, các nhà khoa học từ Inserm (Viện sức khỏe và nghiên cứu y học quốc gia Pháp), Đại học Paris và Đại học College London (UCL) đã theo dõi gần 8.000 người Anh trong 25 năm; nghiên cứu mối liên hệ giữa thời lượng ngủ theo độ tuổi và nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ.
Ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm sau tuổi 50 có liên quan đến tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.
Kết quả là nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn từ 20% đến 40% ở những người có thời lượng ngủ ít hơn hoặc bằng sáu giờ mỗi đêm ở độ tuổi 50 hoặc 60 tuổi. Nguy cơ thậm chí còn lớn hơn đối với những người từ 50 đến 70 tuổi thường xuyên có thời gian ngủ ngắn (30%).
Những kết quả này một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của giấc ngủ và thói quen ngủ tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là não bộ. Tập thể dục, thư giãn khi cần thiết và tạo môi trường thuận lợi cho giấc ngủ... tất cả đều có hiệu quả với cơ thể chúng ta.