Sau 2 năm dịch bệnh COVID-19 hoành hành, Tết cổ truyền thay đổi ra sao?

30-01-2022 17:03 | Đời sống

SKĐS - Nếu như tổ chức lễ hội có lẽ là truyền thống không thể thiếu vào dịp Tết Nguyên đán, thì có lẽ đây là năm thứ ba mùa lễ hội nhiều khả năng sẽ phải tiếp tục diễn ra trong lặng lẽ.

Tết là dịp gia đình quây quần, đoàn tụ bên nhau sau những ngày làm việc vất vả. Với người Việt Nam, Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất trong năm. Trải qua bao nhiêu năm, những phong tục cổ truyền của người Việt vẫn giữ được những nét bản sắc dân tộc. Nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều gia đình đã lựa chọn cách đón Tết mới thay vì truyền thống. Không về quê, không dọn dẹp, không cỗ bàn, không chúc Tết, lễ chùa..., nhiều người đã sẵn sàng để đón một cái Tết mới nhẹ nhàng và bình yên hơn.

Về quê ăn Tết - Hành trình nhiều đắn đo

Tết Nguyên đán đã thay đổi thế nào sau 2 năm COVID? - Ảnh 1.

Dịch COVID-19 đã thay đổi cách đón Tết của nhiều người. Ảnh minh họa: Phạm Thắng.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, những người con xa xứ lại nô nức mong sớm trở về bên gia đình sum vầy đoàn tụ, trở về trong vòng tay cha mẹ, dưới mái ấm gia đình.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước khiến những chuyến hồi hương trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thậm chí có những người chấp nhận đón một cái Tết xa gia đình.

Nhiều người đã xác định đã ở lại Hà Nội, TP. HCM và các thành phố lớn trong những ngày Tết để đảm bảo an toàn cho gia đình và cho bản thân. Nhưng thực tế, nhiều người đã bắt đầu bình thường hoá sự quan trọng của ngày Tết. Dịch bệnh chỉ như chất xúc tác, thúc đẩy tâm lý này diễn ra nhanh hơn trong hai năm gần đây.

Đã qua thời nhà nhà người người nhất nhất phải về quê đón Tết. Những ngày cuối năm, những chuyến xe không còn chật ních người. Trong những ngày Tết, những con đường tại các thành phố lớn không còn cảnh vắng tanh người qua lại. Ăn Tết xa nhà là chuyện bình thường. Bởi những giá trị vốn dĩ chỉ có trong Tết đã được san sẻ sang những dịp lễ khác trong năm.

Hạn chế đi chúc Tết

 - Ảnh 2.

Người dân Thủ đô cần thực hiện những khuyến cáo của ngành y tế trong phòng chống dịch để đón Tết an vui. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

"Bao giờ lấy chồng?", "Lương tháng được bao nhiêu?", "Chồng con gì chưa?", "Thưởng Tết năm nay nhiều không?"... là những câu hỏi mà nhiều người thường nhận được vào ngày Tết.

Với nhiều người, đó không phải sự quan tâm mà là tò mò kém duyên trong ngày đầu năm. Và dịch COVID-19 có lẽ là cái cớ hoàn hảo để bỏ bớt thủ tục thăm hỏi lấy lệ ngày Tết.

Chúc Tết vốn là một nét văn hóa đẹp từ lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc đi thăm hỏi người thân, họ hàng như mọi năm hay ở yên trong nhà để đảm bảo an toàn là điều khiến nhiều người băn khoăn khi trở về quê trong dịp Tết sắp tới.

Theo khuyến cáo của chuyên gia dịch tễ, người dân cần hạn chế các hoạt động đông người không cần thiết. PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, khẳng định nguy cơ lây lan virus trong thời gian Tết Nguyên đán là rất cao.

"Nếu vẫn để xảy ra tình trạng tụ tập đông người trong dịp lễ, Tết, vẫn tổ chức các buổi liên hoan, lễ hội, tình hình sẽ rất khác khi chúng ta kiểm soát chặt chẽ những hoạt động này", ông nói.

Theo PGS Phu, người dân khi về quê ăn Tết cần tuyệt đối tuân thủ 5K, hạn chế tiếp xúc đám đông, giảm tần suất đi lại khi không cần thiết, không tổ chức các hoạt động tập thể hay ăn uống linh đình. Kế hoạch thăm hỏi không quá cần thiết trong dịp Tết Nguyên đán cũng nên cắt bỏ.

Hạn chế lễ hội

 - Ảnh 3.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, dịp Tết Nguyên đán năm nay, nhiều tỉnh thành lại phải tiếp tục tạm dừng tổ chức các lễ hội.

Nếu như tổ chức lễ hội có lẽ là truyền thống không thể thiếu vào dịp Tết Nguyên đán, thì có lẽ đây là năm thứ ba mùa lễ hội nhiều khả năng sẽ phải tiếp tục diễn ra trong lặng lẽ. Khắp các địa phương trong cả nước, hầu hết các lễ hội lớn như hội Gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, Hội Gióng Đền Sóc, lễ hội Hai Bà Trưng (Hà Nội), lễ hội Đền Trần (Nam Định), hội Lim, hội đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), lễ hội Tịch Điền (Hà Nam)… đều đã chắc phương án tạm dừng, hoặc thu gọn quy mô tổ chức nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Trước đó, Bộ VHTTDL đã ban hành văn bản đề nghị tăng cường các biện pháp đảm bảo đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Bộ cũng đề nghị các địa phương theo phương án tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết.

Để thích nghi, người dân có thể tự thưởng một cái Tết tĩnh lặng, an yên thay vì chen chúc trong các lễ hội.

Tết tối giản

Bên cạnh ý nghĩa đoàn viên, Tết còn là dịp để con người ta nghỉ ngơi, lấy lại sức sau một năm dài lao động, học hành vất vả. Thay vì phải hy sinh thời gian, tâm sức của bản thân cho những hoạt động chẳng mấy hứng thú, tại sao chúng ta không tự thưởng cho mình những giờ phút thư giãn, không nấu nướng, dọn dẹp, không tiếp khách, tiệc tùng.

Nhiều người nghĩ về những ngày Tết chỉ quanh quẩn ở nhà, không ồn ào náo nhiệt, nếu có khách khứa cũng chỉ là những người nhà hoặc bạn bè rất thân thiết, nhưng cũng rất hạn chế.

Tết nhẹ nhàng nên cũng chẳng còn nặng nề việc sắm sửa, trang hoàng lại nhà cửa; thực phẩm, bánh kẹo cũng chỉ mua vừa đủ, có chăng chỉ mua lượng nhỉnh hơn ngày thường một chút và thử một vài thứ mới mẻ.

Tết cổ truyền nay đã khác xưaTết cổ truyền nay đã khác xưa

SKĐS - Tôi cho rằng người Việt sinh sống ở nước ngoài chỉ có thể cô đơn vào dịp Giáng sinh, khi nước họ nhộn nhịp náo nức đón dịp nghỉ lễ và quần tụ gia đình, lúc ấy mình thấy mình thừa ra và cảm thấy lạc lõng.

Mời độc giả theo dõi thêm video đang được quan tâm

Cô gái Hà thành xúng xính áo dài 'đọ sắc' bên vườn đào Nhật Tân.


K.N
(tổng hợp)
Ý kiến của bạn