Cực điểm của mưa sao băng Eta Aquarids
Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), đêm ngày 5/5, rạng sáng ngày 6/5, người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng trận mưa sao băng Eta Aquarid.
Mưa sao băng Eta Aquarids có vị trí trung tâm là chòm sao Aquarius (tiếng Việt thường dịch là Bảo Bình). Bạn có thể tìm thấy chòm sao này ở bầu trời phía Đông (nếu bạn không quen với việc xác định các chòm sao thì đơn giản là nhìn bầu trời phía Đông, ở độ cao khoảng từ 30 đến 70 độ cũng được).
Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), mưa sao băng này có nguồn gốc từ sao chổi Halley. Các mảnh vụn của sao chổi này để lại nằm thành những đám cắt qua quỹ đạo trái đất và khi hành tinh của chúng ta đi qua khu vực này, các mảnh vụn (các thiên thạch) lao vào khí quyển trái đất và cháy sáng do áp suất khí quyển tạo thành rất nhiều sao băng có thể nhìn thấy từ mặt đất. Sao chổi Halley là sao chổi chu kỳ ngắn, cứ 76 năm nó lại tới gần Mặt Trời và có thể được quan sát từ Trái Đất. Lần tiếp theo nó xuất hiện sẽ là năm 2061.
Mặc dù đây không phải một mưa sao băng lớn nhất hàng năm, nhưng nó từng được ghi nhận có khá nhiều sao băng dài và sáng. Dù có vùng trung tâm là chòm sao Aquarius như nêu trên, thực tế thì các sao băng của Eta Aquarids có thể tới từ mọi hướng trên bầu trời.
Theo VACA, bạn cũng nên theo dõi tình hình thời tiết trước khi tiến hành quan sát (một cách dễ hiểu, nếu bạn thấy các ngôi sao bình thường ở phía Đông thì bạn mới có cơ hội nhìn thấy sao băng), đồng thời chọn vị trí có góc nhìn rộng về phía Đông, ít ánh đèn chiếu thẳng vào mắt (nhưng cũng đừng quên lưu ý an toàn cá nhân cho bản thân bạn).
Vào đêm cực điểm, khi chòm sao Aquarius đã ở đủ cao (khoảng 2 giờ sáng trở đi) và mắt bạn đã quen với bóng tối của bầu trời (thường mất từ 10 tới 15 phút), bạn có thể thấy khoảng 30 sao băng mỗi giờ đối với những nơi có thời tiết lý tưởng và gần như không ô nhiễm ánh sáng, và ít hơn một chút nếu bạn ở nơi có ô nhiễm.
Hãy lưu ý rằng, mưa sao băng không phải giống như trong những bức tranh minh họa hay trong những bộ phim hoạt hình, 30 hay thậm chí 50 sao băng mỗi giờ ngay cả với thời tiết lý tưởng có nghĩa là bạn cần khá kiên nhẫn khi quan sát; vì vậy nên chuẩn bị tư thế quan sát cho mình, một chiếc ghế dài để ngả lưng sẽ là một cách lý tưởng. Bạn không cần bất cứ thiết bị nào để theo dõi hiện tượng này, hãy dùng mắt thường vì đó chính là cách tốt nhất.
Theo các nhà nghiên cứu, tốt nhất nên quan sát mưa sao băng này ở những địa điểm tối từ sau lúc nửa đêm. Các sao băng có xu hướng tỏa ra từ chòm sao Aquarius (Bảo Bình), nhưng cũng có thể xuất hiện từ bất cứ đâu trên bầu trời.
Theo chuyên gia, khi quan sát mưa sao băng, bạn cần có sự kiên nhẫn. Bạn nên chuẩn bị tư thế quan sát cho mình, một chiếc ghế dài để ngả lưng sẽ là một cách lý tưởng. Bạn không cần bất cứ thiết bị nào để theo dõi hiện tượng này, hãy dùng mắt thường vì đó chính là cách tốt nhất.
Bạn không cần phải có bất cứ dụng cụ gì để quan sát mưa sao băng. Quan trọng nhất là một bầu trời không mây, ít ô nhiễm và tất nhiên là một vị trí quan sát thoải mái và an toàn cho bạn cùng với một chút kiên nhẫn. Bạn đừng quên sự có mặt của ánh trăng. Nếu điều kiện đủ thuận lợi, trước hết là cứ tận hưởng một đêm theo một cách riêng của bạn.
Những trận mưa sao băng định kỳ hàng năm
Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam, mưa sao băng thường kéo dài nhiều ngày, nhưng chỉ có một khoảng cực điểm ngắn. Tại cực điểm, một mưa sao băng có thể cho phép người quan sát nhìn thấy từ 10 đến hơn 100 sao băng (hoặc hơn) mỗi giờ (tuỳ thuộc vào mưa sao băng lớn hay nhỏ). Đặc biệt đã có một số mưa sao băng đặc biệt lớn với mật độ hàng nghìn hay thậm chí hàng chục nghìn sao băng mỗi giờ từng được ghi nhận, được gọi là các trận bão sao băng (meteor storm). Nổi tiếng về khả năng tạo bão nhất là mưa sao băng Leonids được ghi nhận đã gây ra bão sao băng vào các năm 1799, 1833 và 1966.
Sao băng và mưa sao băng chỉ có thể quan sát vào ban đêm, mặc dù ban ngày các thiên thạch vẫn lao vào khí quyển Trái Đất nhưng chúng quá mờ nhạt so với ánh sáng Mặt Trời. Việc quan sát sao băng đòi hỏi yếu tố khí quyển rất quan trọng. Các đám mây mang nước ở thấp hơn nhiều so với độ cao mà thiên thạch cháy sáng, do đó những đêm mây mù hay có mưa hoàn toàn không có khả năng quan sát hiện tượng này. Tại các khu vực ô nhiễm khí quyển như các đô thị lớn, các công trường xây dựng khả năng quan sát cũng hạn chế. Trăng sáng hoặc ánh đèn chiếu trực tiếp vào mắt cũng làm giảm mạnh khả năng quan sát sao băng.
Tên của các trận mưa sao băng được đặt theo tên chòm sao có chứa tâm của nó (nơi xuất phát của tất cả sao băng). Dưới đây là bảng thống kê các mưa sao băng định kì hàng năm. Lưu ý rằng bảng này chỉ đưa thông tin về thời điểm hiện tượng diễn ra, việc quan sát hiện tượng mỗi năm cần kết hợp với dự báo thời tiết và theo dõi các điều kiện liên quan như đã nêu.
Mưa sao băng (meteor shower) là hiện tượng quang học xảy ra khi nhiều sao băng xuất hiện cùng lúc hoặc liên tiếp với điểm xuất phát chung trên bầu trời. Mưa sao băng bắt nguồn từ đám mảnh vụn gồm rất nhiều thiên thạch trên quỹ đạo Trái Đất, thường là phần sót lại của các tiểu hành tinh hay sao chổi khi chúng đi qua quĩ đạo hành tinh. Những đám thiên thạch này thường chứa nhiều thiên thạch, không đi toàn bộ vào khí quyển Trái Đất trong một lần hành tinh của chúng ta đi qua khu vực của chúng. Do đó hầu hết mưa sao băng là hiện tượng diễn ra hàng năm theo định kỳ.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Dự báo thời tiết mới nhất hôm nay ngày 30/4 | SKĐS